Trang

24.11.08

SỐNG LỜI CHÚA QUA NĂM PHỤNG VỤ CỦA GIÁO HỘI


(Linh Mục Anphong Trần Đức Phương)

Danh từ 'Phụng Vụ' (Tiếng Anh gọi là 'Liturgy', từ tiếng Hy Lạp là 'Leitourgia' 'việc thờ phượng chung') để chỉ việc thờ phượng Thiên Chúa có tính cách phổ quát chung cho toàn thể Giáo Hội: Việc dâng Thánh lễ và đọc các giờ Kinh Phụng vụ hàng ngày của các Linh mục là việc Phụng Vụ có tính cách phổ quát cho toàn thể Giáo hội. Thí dụ, một linh mục, khi bị tù đày trong trại lao động, dù kín đáo dâng Thánh Lễ riêng một mình, hoặc đọc Sách Nguyện riêng một mình, vẫn có tính cách phụng vụ phổ quát, đại diện toàn thể Giáo Hội Chúa.

Năm Phụng Vụ của Giáo Hội là chu kỳ phụng vụ thờ phượng Chúa và sống Lời Chúa trong suốt một năm.

Năm Phụng Vụ của Giáo Hội bắt đầu từ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng (Thường vào đầu tháng 12; đôi khi là cuối tháng 11) để chuẩn bị mừng Đại lễ Giáng Sinh. Mùa Vọng trước đây thường được gọi là mùa Áp (Tiếng Anh là Advent, từ tiếng Latinh Adventus); bây giờ gọi là Mùa Vọng, mùa mong chờ Chúa đến. Tiếp theo Mùa Vọng là Mùa Giáng Sinh. Mùa Giáng Sinh chấm dứt với Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Sau Mùa Giáng Sinh, tiếp vào Mùa Quanh Năm I (Mùa Quanh Năm cũng gọi là Mùa Thường Niên). Mùa Quanh Năm I bắt đầu từ Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, và chấm dứt với tuần lễ V (hoặc VII) thường niên; sau đó bắt đầu vào Mùa Chay để chuẩn bị mừng Đại Lễ Phục Sinh. Mùa chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ tro; tiếp theo là Tam Nhật Vượt Qua (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy Tuần Thánh), rồi Chúa Nhật Phục Sinh. Mùa Phục Sinh kéo dài cho đến Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống. Sau đó bắt đầu Mùa Quanh Năm II. Mùa Quanh Năm II kéo dài cho đến hết tuần lễ 34 quanh năm và chấm dứt một năm phụng vụ của Giáo hội, để bước vào một Năm Mới của phụng vụ với Chúa nhật I Mùa vọng.

Qua một năm Phụng Vụ của Giáo Hội như vậy, chúng ta đã có những dịp để tôn thờ và sống Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Chúng ta cũng có dịp sống lại những biến cố trong suốt cuộc đời trần gian của Chúa Giêsu Kitô, từ việc Ngài giáng sinh trong hang đá Bê lem, lớn lên, ra đi rao giảng, chịu khổ nạn và chịu chết trên Thập Giá, sống lại và lên Trời vinh hiển để mở đường cứu rỗi cho chúng ta. Trong suốt năm Phụng Vụ, Giáo Hội cũng có những ngày lễ đặc biệt kính Đức Mẹ Maria, các Thiên Thần, và các Thánh, là những vị đã được thưởng công trên Nước Chúa, và hằng thương yêu phù trợ, và chuyển cầu cho chúng ta. Lịch Phụng Vụ Giáo Hội cũng hằng nhớ đến các linh hồn nơi luyện tội; đặc biệt vào tháng 11 (tháng cuối cùng của niên lịch Phụng Vụ) và Lễ cầu cho các linh hồn ngày 2 tháng 11 hằng năm.

Khi chúng ta đi dâng Lễ Ngày Chúa nhật, hay ngày thường, chúng ta được nuôi dưỡng tâm hồn bằng lời Chúa (trước khi được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Thánh Chúa qua việc Rước Lễ). Trong ngày Chúa Nhật (và Lễ Trọng) có bài đọc I , bài đọc II và Bài Phúc Âm (Tin Mừng). Ngày thường thì có Bài Đọc I và Bài Phúc Âm.

Để khi đi dâng Thánh Lễ, qua việc nghe các Bài Đọc, chúng ta có thể được nghe tổng quát toàn bộ Lời Chúa trong Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước, Giáo Hội chia các Bài Đọc theo chu kỳ năm A, Năm B và Năm C; còn ngày thường thì chia ra năm chẵn (2008…) và năm lẻ (2009…). Trong năm Phụng Vụ vừa qua (2008), chúng ta theo chu kỳ Năm A. Bắt đầu từ Chúa Nhật I Mùa Vọng này (30-11-2008), chúng ta bước sang năm Phụng Vụ mới, và bắt đầu theo chu kỳ năm B.

Để có thể được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và sống Lời Chúa trong việc thánh hóa bản thân, khi đi dâng lễ chúng ta cần biết 'lắng nghe và suy ngẫm Lời Chúa.' Vì thế những người đọc Lời Chúa phải được huấn luyện để có thể đọc lời Chúa với cả tâm hồn của mình (thường gọi là đọc có hồn), đọc thong thả và rõ ràng để cộng đoàn có thể dễ dàng lắng nghe và cảm nghiệm được Lời Chúa đi vào tâm hồn của mình. Riêng Bài Phúc Âm luôn phải do Thầy Phó Tế đọc (nếu có mặt) hoặc chính Linh mục chủ tế, hoặc đồng tế đọc.

Nhiều Bài đọc và bài Phúc âm chúng ta đã nghe thật nhiều lần, và rất quen thuộc, vừa đọc mấy dòng đầu chúng ta đã biết ngay bài đó nói về chuyện gì; tuy nhiên, vẫn phải đọc thật thong thả với cả tâm hồn của mình để có thể truyền đạt được Lời Chúa vào chính tâm hồn mình và mọi người trong Nhà Thờ. Tất nhiên bài giảng (Bài chia sẻ) tiếp theo sẽ giúp chúng ta dể hiểu và dễ lĩnh nhận Lời Chúa hơn . Tuy nhiên lúc chúng ta đọc hoặc lắng nghe Lời Chúa chính là lúc rất quan trọng, vì lúc đó chính Lời Chúa tác động thẳng vào tâm trí chúng ta và ban ơn thánh hóa. Vì thế đọc vội vàng, đọc cho xong (nhất là khi thấy bài hơi dài, hoặc quá quen thuộc) đều làm sai ý hướng của phụng vụ Lời Chúa . Nói chung, Thánh Lễ đã được phân chia ra từng phần rất quân bình, và phải được cử hành một cách thong thả và trang trọng, kể ngay từ việc làm "Dấu Thánh Giá" để bắt đầu Thánh Lễ. Những điều này chúng tôi hy vọng sẽ có dịp trình bày đầy đủ hơn trong bài 'Cùng Dâng Thánh Lễ'. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ có dịp viết và gửi đến quý vị những bài chia sẻ Lời Chúa hàng tuần về mỗi Chúa Nhật.

Xin hiệp lời cầu nguyện chung để chúng ta cùng chuẩn bị tâm hồn xứng đáng bước vào Năm Mới của Phụng vụ Giáo hội với Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng năm nay.

---------------------------------------


FATIMA VÀ NHỮNG LỜI CẢNH BÁO RÙNG RỢN

Những ngày vừa qua, hẳn nhiều người đã nhận được một file powerpoint bằng tiếng Pháp cùng với bản dịch tiếng Việt, dưới tựa đề là “Lời Tiên Báo thứ ba - Bí mật Fatima”. Những lời trong văn bản gợi lên hình ảnh rất rùng rợn của một đại họa sắp xảy ra, tương tự như một ngày tận thế.

Ngay sau đó, nhiều người báo cho biết rằng đấy là một ‘lời tiên báo giả mạo’. Cũng lưu ý rằng bản tiếng Pháp được thực hiện cách đây ba năm và bản dịch thì mới xuất hiện năm nay (từ 1917 đến nay là 88 năm trong bản tiếng Pháp so với 91 năm trong bản dịch tiếng Việt).

Trước hết, không hề có ‘Lời tiên báo thứ ba’, mà chỉ có phần thứ ba của ‘bí mật’ Fatima mà thôi. Kế đến, phần thứ 3 này đã được Đức Gioan Phaolô II cho phép công bố. Ngày 26-06-2000, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã phổ biến văn kiện “Message of Fatima” (1), ghi lại toàn bộ ‘phần 3’ của bí mật Fatima, cùng với những bình luận thần học của bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, mà hiện nay là Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI.

I - Bí Mật Fatima: Phần 3.

Sau đây là bản dịch nguyên văn phần thứ 3 của sứ điệp Fatima, do chính tay chị Lucia viết vào ngày 3-1-1944.

“J.M.J. (Giêsu Maria Giuse)

Phần thứ ba của bí mật được mặc khải vào ngày 13-07-1917, tại Cova de Iria - Fatima.

Con viết lại vì đức vâng phục đối với Chúa, lạy Chúa, là Đấng truyền lệnh cho con qua Đức Cha giáo phận Leira và qua Mẹ thánh của Chúa, cũng là Mẹ của con.

Sau hai phần con đã trình bày, thì ở bên trái của Đức Mẹ và cao hơn một chút, chúng con thấy có một vị Thiên Thần cầm một lưỡi gươm lửa nơi tay trái; gươm lấp lánh và toát ra những ngọn lửa như muốn đốt cháy thế giới; tuy nhiên, những ngọn lửa ấy đã tắt đi khi chạm đến hào quang quanh bàn tay phải của Đức Mẹ hướng xuống thế gian. Vị thiên thần, tay phải chỉ xuống trái đất, kêu lớn tiếng rằng: “Ăn năn! Ăn năn! Ăn năn!”. Rồi chúng con thấy trong một ánh sáng mênh mông là Thiên Chúa (giống như người ta nhìn thấy khi đi ngang qua một tấm gương) một vị giám mục mặc Áo Trắng (mà chúng con có linh cảm đó là Đức Thánh Cha). Nhiều Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ khác đang tiến lên một ngọn núi cheo leo, mà trên đỉnh có một cây Thập Giá lớn làm bằng những thân cây thô, giống như cây điên điển với lớp vỏ bọc ngoài; trước khi đến đấy, Đức Thánh Cha đã băng qua một thành phố lớn, mà một nửa điêu tàn và một nửa đang sụp đổ; bước chân ngài xiêu vẹo, vì đau đớn và u sầu, Ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thi hài Ngài gặp thấy trên đường đi; khi lên đến đỉnh núi, ngài quì dưới chân cây Thập Giá lớn, bấy giờ Ngài đã bị giết, do một nhóm lính bắn nhiều phát bằng một vũ khi nả đạn và tên; rồi lần lượt các vị Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ cùng với giáo dân thuộc nhiều giai cấp và thành phần xã hội khác nhau cũng chết. Dưới hai cánh Thập Giá có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm trong tay mình một bình tưới bằng pha lê để hứng lấy máu của các vị Tử Đạo và hai vị dùng máu ấy tưới lên những linh hồn tiến gần đến Thiên Chúa.

Tuy - 3 - 1 - 1944”

Tiếp theo đây là một đoạn trích dẫn bài bình luận của Đức Hồng Y Ratzinger:

“Vậy thì một câu hỏi được đặt ra: Ý nghĩa của ‘Bí mật Fatima’ trong toàn bộ (cả 3 phần) là gì? Bí mật ấy nói gì với chúng ta? Trước tiên, tất cả chúng ta phải khẳng định như đức Hồng Y Sodano: “… những sự kiện mà ‘bí mật’ Fatima nhắc đến dường như đã thuộc về quá khứ”. Như thế, nếu xét theo các biến cố được mô tả, thì chúng đã thuộc về quá khứ rồi. Những ai chờ đợi các mặc khải cánh chung về ngày tận thế hoặc tiến trình tương lai của lịch sử buộc phải thất vọng thôi. Fatima không thoả mãn tính hiếu kỳ của chúng ta theo cách đó; cũng như đức tin Kitô giáo nói chung không thể giản lược thành một đối tượng của lòng tò mò mà thôi. Điều còn lại thì đã rõ ràng, khi ta bắt đầu suy tư về bản văn của ‘bí mật’ ấy: đó là lời kêu gọi cầu nguyện như một con đường ‘cứu rỗi các linh hồn’, và lời kêu gọi ăn năn hoán cải cũng nhằm mục đích đó.

Cuối cùng, tôi muốn nói đến một câu trong ‘bí mật’ đã trở thành nổi tiếng một cách chính đáng: “Trái tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ thắng”. Câu này có nghĩa là gì? Một trái tim mở ra đối với Thiên Chúa, được tinh luyện nhờ chiêm ngắm Chúa, trái tim ấy thì mạnh hơn bất cứ loại súng đạn và vũ khí nào. Tiếng Fiat của Đức Mẹ, tiếng nói xuất phát từ trái tim Mẹ, đã thay đổi dòng lịch sử nhân loại, vì tiếng ấy đã đem Đấng Cứu Độ đến cho nhân loại - bởi vì, nhờ tiếng ‘Xin Vâng’ ấy, Thiên Chúa trở nên người phàm trong thế giới này và ở lại với chúng ta cho đến mãi mãi.”

II. Tận thế vào năm 2012

Tài liệu ‘bí mật thứ ba’ kêu gọi chuẩn bị cho ngày ‘tận thế’ đó, và vì đấy là một lời phán của Đức Mẹ, nên không cần một lý chứng ‘khoa học’ nào. Cho đến nay, chưa thấy ai đưa ra luận cứ nào để biện minh cho những lời trên; tuy nhiên, ngay từ bây giờ tôi cũng muốn nêu trước những cái gọi là ‘bằng chứng khoa học’ mà mai này có người sẽ dựa vào mà bảo vệ cho cái ‘bí mật Fatima’ giả tạo đó, và làm cho tín hữu hoang mang.

Cách đây vài năm xuất hiện một nguồn tin ở phương tây - và một ngày gần đây hẳn sẽ rộ lên ở Việt Nam - cho rằng tận thế sẽ rơi đúng vào ngày 21-12-2012, lúc 11g11. Nếu vào google mà đánh “Apocalypse 2012” thì sẽ tìm thấy 67.100 bài, còn “fin du monde 2012” thì có 11.300 bài nói về đề tài này.

Chỉ cần click vào địa chỉ http://www.2012fin.com bạn sẽ thấy hiện lên chính xác số ngày, giờ, phút, giây còn lại cho đến ngày tận thế! Khi tôi viết bài này thì thời gian còn lại là 1486 ngày, 21 giờ, 08 phút, 31 giây; và khi bạn đọc bài này thì thời gian còn ít hơn nữa!

Trong các tài liệu trên, nhiều ‘nhà khoa học’ đã dựa vào các nguồn khác nhau để biện minh cho biến cố ‘tận thế’ hoặc một biến cố rùng rợn tương tự như thế.

1. Lịch Maya: Dân Maya - Trung Mỹ - có một bộ lịch được thực hiện cách đây gần 5000 năm. Lịch này tiên báo chính xác các nhật thực và nguyệt thực từ trước đến nay, đồng thời mô tả các chu kỳ vận chuyển của các hành tinh. Một trong các chu kỳ có thời gian là 5125 năm sẽ kết thúc vào ngày 21 tháng 12 năm 2012.

Các nhà thiên văn cũng xác nhận rằng ngày ấy là một ngày hí hữu - chỉ xảy ra một lần trong vòng 52.000 năm - mà các hành tinh đều thẳng hàng và có thế gây những tác động rất lớn trên địa cầu, thậm chí nam cực và bắc cực có thể di dời, tạo ra những hiện tượng thiên nhiên khả dĩ phá hủy toàn bộ sự sống hiện nay trên địa cầu.

2. Kinh Dịch: Từ 5000 năm qua, Kinh Dịch khởi sự để bói toán, dần dần trở thành một triết lý, rồi đến một khoa học có thể dự kiến những biến cố trên nhiều lãnh vực. Năm 1999, anh em Terrence and Dennis McKenna đã đưa các qui luật của Kinh Dịch vào vi tính và vẽ ra một biểu đồ về tiến trình lịch sử. Biểu đồ này xác định khá chính xác các biến cố lớn trong lịch sử quá khứ của nhân loại. Biểu đồ này cũng cho thấy rằng vào năm 2012 sẽ có một biến cố tồi tệ nhất chưa bao giờ xảy ra từ trước đến nay.

3. Web-bot: Web-bot (viết tắt của Web Robot) thoạt đầu là một chương trình dùng Robot để tính toán về chứng khoán. Các Robot thu thập hàng trăm ngàn số liệu và dữ kiện thuộc nhiều lãnh vực khác nhau, rồi tính toán và đưa ra những dự kiến về thị trường chứng khoán. Web-bot đã tỏ ra rất chính xác trong lãnh vực này. Từ đó, Web-bot mở rộng phạm vi dự đoán của mình bằng cách thu thập hằng tỉ thông tin khắp nơi và đề ra những dự kiến tương lai cho nhân loại. Các tính toán của Web-bot cũng cho thấy một tai họa khủng khiếp sẽ đến với nhân loại vào năm 1012.

Ngoài ra, người ta còn nói đến các lời tiên tri khác: của trinh nữ Sybille, ở Hy Lạp, cách đây hơn 4000 năm với sách Sybilian Oracles; của thánh Gioan, ở Palestine, vào thế kỷ thứ 1 với sách Khải Huyền; của thánh Malachy, ở Ireland, vào thế kỷ thứ 11 với những lời tiên báo về 112 vị giáo hoàng (mà vị cuối cùng là Đức Bênêđitô XVI); của Nostradamus, ở Pháp, vào thế kỷ 16 với nhiều lời đã được lịch sử kiểm chứng, vv…

Tất cả những thông tin mơ hồ ấy, với cách trình bày khéo léo, sẽ trở thành luận cứ để nhiều người dùng mà chứng minh ‘một cách khoa học’ cho lời ‘bí mật thứ ba’ giả mạo kia.

III. Tận thế đối với mỗi người.

Những dữ kiện trên đây nhằm cho thấy rằng ‘bí mật Fatima thứ ba’ chỉ là một thư spam nếu không phải là tài liệu tào lao. Thế nhưng rồi đây cũng có nhiều người tin tưởng. Không ít người bàn ra tán vào: ‘Ờ biết vậy, nhưng rủi tận thế thật thì sao?’. Tin thì không tin, mà sợ thì vẫn sợ. Vậy thì chúng ta hãy xác định với nhau một điều: Tận Thế sẽ xảy ra. Bất cứ điều gì có một khởi đầu thì sẽ có một chấm dứt. Và thế giới vật chất này không phải là một ngoại lệ. Hẳn là tận thế không xảy ra như lời tiên báo trên slide show ‘Bí mật thứ ba’, hoặc vào ngày 21-12-2012 như lịch Maya xác định, nhưng tận thế chắc chắn sẽ xảy ra. Nó có thể xảy ra một triệu năm nữa nhưng cũng có thể xảy ra ngày mai; vì Chúa phán: “Trời đất sẽ qua đi... về giờ và ngày đó thì không ai biết được, ngay cả các thần sứ trên trời hay cả Người Con (nghĩa là chính Ngôi Hai) cũng không biết; chỉ một mình Đức Chúa Cha biết thôi. (Mt 24, 35-36). Vậy thì không cần phải đoán mò. Điều chắc chắn là tận thế đối với mỗi người đã bắt đầu. Đến năm 2110, thì không một người nào hiện đang sống sẽ còn có mặt trong vũ trụ này: mọi người sẽ lần lượt ra đi, chỉ trước hay sau mà thôi. Đó là điều ta cần suy nghĩ. Khi một người đã bị kết án tử hình thì giờ hành quyết có xảy ra ngay hôm đó hay sau vài tháng, đối với người ấy, cũng thế thôi. Khi con người thực sự hiểu rằng mình không bất tử thì phải suy nghĩ để sống thế nào hầu đối diện với ngày tận cùng của cuộc đời mình. Và đó là lý do vì sao người Công Giáo sống Đức Tin. Nhưng Đức Tin Công Giáo không đặt nền tảng trên sự sợ hãi. Mọi sự đe dọa dưới bất cứ hình thức nào đều đi ngược với Đạo Tình Yêu. Phải mất 3.000 năm để cho Dân Chúa đi từ việc tôn thờ một Yavê thịnh nộ và thẳng tay trừng phạt đến một Thiên Chúa của Đức Kitô, Người Cha nhân từ và sẵn sàng tha thứ. Vậy thì những lời kêu gọi được gán cho Đức Mẹ trên kia đã vẽ lên một bức hí họa về Kitô giáo. Đã có quá nhiều người trên thế gian bôi nhọ Giáo Hội và Thiên Chúa rồi, không cần những người tự xem mình ‘sứ giả của Đức Mẹ’ góp phần nữa, để biến một Tôn Giáo của Yêu Thương, của xả kỷ, của hy sinh, của quên mình, thành một Tôn Giáo của mê tín, của ích kỷ, của sợ hãi, của ngây ngô. Phúc âm từng nhắc đến tận thế, và trước mắt ta nên hiểu đấy là tận thế của từng người. Vì vậy Giáo hội không ngừng kêu gọi ăn năn sám hối; nhưng sám hối để sống mầu nhiệm Tình Yêu, để biến cái thế giới còn bất công này thành một ngôi nhà của những người con cùng một Cha chung và biết đối xử với nhau trong tình huynh đệ, chứ không phải sám hối bằng cách bỏ tiền đi xin lễ, mua nến, mua bình đựng nước thánh với mục đích cho mình sống sót, hoặc ít ra là chuẩn bị một cái ghế hầu an vị ở thế giới bên kia, nếu ‘trời sập’ vào một ngày gần đây.

Xin đừng nhân danh lòng tôn sùng Đức Mẹ mà biến Mẹ thành một ngẫu tượng, biến Đạo Công Giáo thành một tập tục nhảm nhí, biến sứ điệp Tin Mừng thành một thông báo Tin Lo.

Chú thích:

(1) Tài liệu liên quan đến Sứ điệp Fatima của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin:

Tiếng Anh:

http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/
rc_con_cfaith_doc_20000626_message-fatima_en.html

Tiếng Pháp:

http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/
rc_con_cfaith_doc_20000626_message-fatima_fr.html

Gs. Trần Duy Nhiên

21.11.08

Lời tiên báo thứ 3 – Bí mật Fatima


Xin hãy cố gắng đọc kỹ, dù bạn không muốn.



Điều chắc chắn là Giáo hội Công giáo lúc bấy giờ có hứa sẽ chỉ mạc khải bí mật thứ ba này sau khi những biến cố đã xảy ra (ít nhất là những biến cố đề cập sau đây).

1/ Sau Đức Piô VI, có 12 vị Giáo Hoàng hoàn tất được triều đại của mình.
Đức Gioan Phaolô II là vị thứ mười hai!

2/ Vị tiền nhiệm của ngài (vị thứ 11) có một triều đại rất ngắn: Đức Gioan Phaolô I đã băng hà sau một tháng được bầu lên chức Giáo Hoàng.

3/ Vị Giáo Hoàng thứ 12 có một triều đại dài: Đức Gioan Phaolô II đã trị vì 27 năm, từ 1978 -2005. Đó là một triều đại Giáo Hoàng dài thứ ba trong lịch sử.

4/ Vị kế tiếp Đức Gioan Phaolô II, theo lời tiên báo, sẽ gây một cuộc cách mạng trong chính Giáo hội Công giáo (???)

Giáo hội đã cho phép mạc khải cho tín hữu một phần bí mật Fatima. Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu đã hiện ra với 3 trẻ nhỏ năm 1917 và cuộc hiện ra này đã được xác định bởi những biểu hiện phi thường mà hàng chục ngàn người đã chứng kiến. Một trong 3 trẻ còn sống đến những ngày gần đây tên là Lucia (soeur Lucie), nữ tu thuộc Dòng Kín ở Âu Châu. Lúc đầu, chị Lucia đã loan báo thông điệp này cho Đức Piô XII. Khi đọc xong, Đức Thánh Cha đã run và giữ lại bí mật, không phổ biến. Đến Đức Gioan XXIII cũng đã đọc và không phổ biến. Các Ngài đã làm như thế vì các Ngài biết rằng nếu phổ biến bí mật thì sẽ gây hoảng loạn, tuyệt vọng trên toàn thế giới.
Đức Mẹ đã nói với chị Lucia: “Con xem, Mẹ đã chỉ cho thế giới biết những gì sẽ xảy ra từ năm 1950 đến 2001, nhưng người ta vẫn không quyết tâm thực thi Mười điều răn mà Cha chúng ta đã ban. Satan dẫn dắt thế giới, gieo rắc hận thù và bất hoà khắp nơi, người ta đã làm nên những vũ khí giết người và trong vòng vài phút có thể huỷ diệt thế giới, một nửa nhân loại sẽ bị huỷ diệt cách khủng khiếp, chiến tranh sẽ bắt đầu. Sẽ có những chống đối giữa các dòng tu với Rôma. Thiên Chúa cho tất cả các hiện tượng tự nhiên như khói, mưa đá, băng giá, nước, lửa, lụt lội, động đất, thời tiết khắc nghiệt, những thiên tai khủng khiếp, những mùa đông cực lạnh dần dần kết thúc địa cầu; những hiện tượng này sẽ xảy đến chung quanh năm 2000. Những người nào không muốn tin thì đây là cơ hội để tin.
Mẹ Chí Thánh của nhân loại đang nói với họ đây.
Hãy thực thi bác ái với người anh em đang cần giúp đỡ. Những kẻ không yêu thương nhau như chính Con Mẹ đã yêu thương chúng, một số kẻ này có thể sống sót, nhưng chúng lại muốn chết, hàng triệu những người này sẽ mất mạng trong vòng vài giây. Loại hình phạt trước mắt chúng ta không thể tưởng tượng được, và chúng sẽ thấy, không ngờ. Chúa chúng ta sẽ phạt một cách khắt khe những kẻ không tin Người, những kẻ chối bỏ Người, những kẻ không dành thời giờ cho Người. Mẹ kêu gọi tất cả những ai đến cùng Con Mẹ ; Thiên Chúa là Đấng cứu giúp thế giới, nhưng tất cả những gì không làm chứng cho lòng trung thành và ngay thẳng sẽ bị huỷ diệt cách khủng khiếp.

Cha Augustin sống tại Fatima, đã được Đức Phaolô VI cho phép đến thăm chị Lucia, lúc đó đã là nữ tu dòng Kín, không được ra ngoài và tiếp khách. Cha Augustin nói là chị Lucia đã tiếp cha với một trái tim tan nát, chị nói: “Cha ơi, Đức Mẹ rất buồn vì hầu như không ai lưu tâm đến lời tiên báo của Mẹ vào năm 1917; những người tốt phải đi vào con đường hẹp, những người xấu sẽ đi vào con đường rộng dẫn đến diệt vong; xin Cha tin con, sự trừng phạt sẽ sớm đến, có nhiều linh hồn sẽ hư mất và nhiều quốc gia sẽ biến khỏi mặt đất. Nhưng dầu vậy nếu loài người biết suy nghĩ và cầu nguyện để trở lại làm việc lành thì thế giới có thể được cứu vãn. Còn ngược lại họ cứ ở trong tình trạng bệnh tật thì thế giới sẽ hư mất vĩnh viễn.”

Đã đến lúc phải truyền đạt thông điệp của Đức Mẹ cho mọi người quen biết, cho bạn hữu, cho bạn của họ và cho cả thế giới biết. Hãy bắt đầu cầu nguyện, nâng tâm hồn lên, hãy ăn năn sám hối, hy sinh hãm mình. Chúng ta đang đến rất gần thời gian cuối cùng và tai hoạ cũng đang đi tới. Chính vì thế, có rất nhiều kẻ đang ở xa sẽ trở về trong vòng tay của Giáo Hội Chúa Kitô. Những nước như Anh, Nga, Trung Quốc, v.v., tất cả những người chân tu, người Tin lành, đạo sĩ, người Hồi giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, sẽ trở lại và tin vào Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô và trong Mẹ Thánh của Ngài.
Nhưng chúng ta sẽ phải chờ đợi điều gì? Ở khắp nơi người ta đang nói đến hoà bình và yên ổn, nhưng hình phạt sẽ đến.

MỘT NHÂN VẬT RẤT CAO CẤP SẼ BỊ ÁM SÁT VÀ ĐIỀU ĐÓ SẼ GÂY RA CHIẾN TRANH .
MỘT ĐẠO BINH HÙNG MẠNH SẼ ĐI NGANG KHẮP ÂU CHÂU VÀ CHIẾN TRANH HẠT NHÂN SẼ BẮT ĐẦU.
Trận chiến tranh này sẽ huỷ diệt tất cả, bóng tối sẽ bao trùm trái đất trong vòng 72 tiếng đồng hồ (3 ngày). Gần 1/3 nhân loại còn sống sót sau 72 giờ đen tối và kinh hoàng này, và những ai bắt đầu sống trong giai đoạn mới sẽ là người tốt. Vào một đêm rất lạnh, 10 phút trước nửa đêm, MỘT TRẬN ĐỘNG ĐẤT LỚN sẽ làm rung chuyển trái đất trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Đó là dấu hiệu thứ ba của Thiên Chúa, Đấng cai quản trái đất.
Những người tốt lành, hững kẻ loan báo thông điệp, lời tiên tri của Đức Trinh nữ Maria ở Fatima, KHÔNG ĐƯỢC RUN, KHÔNG ĐƯỢC SỢ HÃI, VÀ PHẢI LÀM GÌ ? Hãy quỳ xuống và xin lỗi Chúa. Đừng ra khỏi nhà và không để ai lạ vào nhà, bởi vì chỉ những người tốt lành mới không bị sự dữ thống trị và sẽ được sống sót sau cơn tai hoạ này. Để cho các con có thể chuẩn bị và còn sống sót như những người con của Mẹ, Mẹ sẽ cho các con những dấu hiệu sau đây:
ĐÊM ĐÓ SẼ LÀ ĐÊM CỰC KỲ LẠNH, CÓ NHỮNG CƠN GIÓ RẤT MẠNH THỔI ĐẾN; SẼ CÓ NHIỀU LO ÂU VÀ TRONG CHỐC LÁT TRẬN ĐỘNG ĐẤT LỚN BẮT ĐẦU, TOÀN TRÁI ĐẤT RUNG CHUYỂN.

Trong nhà con, hãy đóng hết các cửa ra vào và cửa sổ, không nói chuyện với bất cứ người nào chưa vào trong nhà. Không được nhìn ra ngoài, đừng tò mò, bởi vì đó là cơn giận của Đức Chúa.

Hãy đốt những cây nến đã làm phép, bởi vì trong ba ngày đó không có ánh sáng nào khác.

Sự rung chuyển của trái đất mạnh đến nỗi trục của trái đất sẽ di chuyển từ 20-23º, sau đó sẽ trở về vị trí cũ.

Bấy giờ sự tối tăm hoàn toàn bao trùm cả trái đất. Tất cả thần dữ sẽ được thả tự do, chúng gây nhiều điều dữ cho các linh hồn không muốn nghe thông điệp này

Các linh hồn Kitô giáo được chúc phúc nhớ thắp đèn cầy đã được làm phép, hãy chuẩn bị một bàn thờ có Thánh giá để liên lạc với Thiên Chúa và Con của Người, và để van nài lòng thương xót vô biên của Người. Tất cả đều tối đen.

Bấy giờ, một cây Thánh Giá huyền nhiệm sẽ xuất hiện trên nền trời nhắc lại giá châu báu mà Con Thiên Chúa đã trả vì yêu thương và cứu rỗi chúng ta.
Trong nhà con, vật duy nhất có thể đem ánh sáng là những cây nến đã được làm phép, mà một khi đã được thắp lên rồi thì không gì có thể dập tắt cho tới khi ba ngày tối tăm chấm dứt. Tất cả phải có NƯỚC THÁNH trong nhà để rảy lên các cửa sổ và cửa đi. Chúa sẽ che chở sở hữu của những kẻ Ngài đã chọn.

Hãy quỳ xuống trước Thánh Giá đầy quyền uy của Đức Kitô mà cầu nguyện sốt sắng và hãy nói :
“Lạy Chúa, xin tha thứ tội lỗi chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hoả ngục. Xin dẫn đến bên Chúa tất cả các linh hồn, nhất là những linh hồn nào cần đến lòng thương xót Chúa hơn.
Ôi Mẹ Maria dịu hiền, xin cầu cho chúng con, chúng con yêu Mẹ, xin cứu thế giới chúng con.”
Những người công chính không được run sợ về bất cứ điều gì vào Ngày của Thiên Chúa.
Trong khi thời gian còn cho phép, người nào làm thinh sẽ chịu trách nhiệm về nhiều linh hồn bị hư mất do thiếu thông tin. Khi trận động đất ngừng, những người không tin vào Thiên Chúa sẽ chết cách khủng khiếp. Gió sẽ mang hơi độc gieo rắc khắp nơi, không cho mặt trời lộ diện. Có thể chúng con sẽ sống sót sau cuộc đại hoạ này. Đừng quên rằng cơn giận dữ của Thiên Chúa là Thánh, và khi đã bắt đầu, các con không được nhìn ra ngoài vì bất cứ lý do nào, vì Thiên Chúa không muốn cho con cái Người thấy khi Người trừng trị những kẻ tội lỗi cố chấp.
Các con phải hiểu rằng Thiên Chúa sẽ cho phép tất cả điều này xảy ra. Đức Thánh Cha và các Giám mục chờ một thông điệp khác nói về sự thống hối và cầu nguyện.
Hãy luôn nhớ rằng Lời của Thiên Chúa không phải là đe dọa mà là Tin Mừng”.

Xin vui lòng chép lại tin này, và gởi cho tất cả những người bạn quen biết để mọi người có cơ hội thống hối và được sống sót. Chúng ta không biết những người nhận được thông điệp này sẽ tin hay không, nhưng hãy nghĩ rằng nếu Thiên Chúa cho phép thì nó sẽ xảy ra, bởi vì Người muốn điều đó, và dù người đó theo đạo nào. Nếu bạn không tin vào thông điệp này, hãy gởi cho những người khác, điều đó không làm bạn tốn kém chi, và như thế những kẻ tin sẽ có cơ hội để tự quyết định. Bạn hãy nhớ rằng tất cả điều đó có thể được tránh nếu chúng ta thực hành 10 giới răn mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Đó là 10 điều rất đỗi đơn giản mà nếu chúng ta có thể thực hành được thì chúng ta sẽ đón nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Chị Lucia đã mất ngày 11-02-2005. Từ thập niên hai mươi, người ta đã tiên đoán rằng những lời tiên tri này sẽ được thực hiện… sau khi chị Lucia qua đời.

30.9.08

Nguồn Gốc Của Kinh Mân Côi


Căn cứ vào các nguồn tài liệu đáng tin nhất, một của Á Thánh Alan de la Roch, trong cuốn "De Dignitate Psalteri", và một của Thánh Louis Marie Grignion de Monfort, tron cuốn "Bí Mật Kinh Mân Côi", thì chính Đức Mẹ đã ban Kinh Mân Côi và dạy Kinh Mân Côi cho thánh Đaminh. Đức Thánh Cha Gregory XII cũng cho rằng: "Kinh Mân Côi được chính Thánh Đaminh thiết lập để làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa và để cầu xin Rất Thánh Trinh Nữ bầu cử."

Vào thế kỷ 11 và 12, tại tỉnh Albi thuộc miền nam nước Pháp, có một lạc thuyết do bè rối Albigensê chủ trương là nhị nguyên. Thuyết này cho rằng Chúa Giêsu là một tạo vật được thần sai đến để giải thoát linh hồn con người bị giam cầm trong thể xác. Theo thuyết nhị nguyên thì Linh hồn con người cũng được thần lành dựng nên và xác thịt được thần đữ dựng nên để giam cầm Linh hồn. Sau bao nhiêu nỗ lực mà vẫn thảm bại để chinh phục bè Albigensê rối này, thánh Đaminh rút vào một khu rừng gần thành phố Toulouse nức Pháp để cầu nguyện. Trong thời gian này Thánh nhân khóc lóc, ăn chay và phạt xác mong làm nguôi cơn giận của Chúa. Ngài đã thực hành việc khổ hạnh thân xác cho đến nỗi bị ngất lịm đi. Chính lúc đó Đức Mẹ cùng ba Thiên Thần theo hầu đã hiện ra với Thánh Nhân mà nói:

Đaminh yêu dấu, con có biết Ba Ngôi Thiên Chí Thánh muốn dùng khí giới nà để canh tân thế giới không?

Thánh Đaminh đáp:

Ôi lạy Mẹ, Mẹ biết rõ hơn con, vì ngay sau Chúa Giêsu, Con Mẹ, Mẹ luôn là khí cụ chính yếu cho phần rỗi cùa chúng con.

Bấy giờ Đức Mẹ nói:

Mẹ muốn cho con biết rằng, trong loại trận chiến này, khí giới cần phải dùng bao giờ cũng là Thánh Vịnh Thiên Thần, viên đá nền tảng cùa Tân Ước. Do đó, nếu con muốn giảng dạy cho các linh hồn cứng lòng và đem họ về với Chúa, con hãy rao giảng Thánh Vịnh này của Mẹ.

Từ đó, thánh Đaminh đã là sứ giả của Đức Mẹ và là tông đồ tiên khởi truyền bá Kinh Mân Côi từ năm 1214.

Cho dù chúng ta không biết chắc có thật Đức Mẹ đã ban và dạy thánh Đaminh Kinh Mân Côi hay không, song chúng ta cũng có thể tin được sự kiện này thậy đã xảy ra. Ở nơi, chính Đức Mẹ trong hai lần hiện ra tại Lộ Đức năm 1858 và Fatima năm 1917 đã cầm trong tay tràng hạt Mân Côi, như để xác nhận là chính Mẹ đã ban Kinh Mân Côi và dạy lần hạt Mân Côi, một kinh mà Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết trong Thông Điệp "Trong Thánh Năm (Mense Maio)" rằng: "Rất đẹp lòng Đức Mẹ và được Đức Giáo Hoàng khuyến giục nhiều nhất".

Lần hiện ra tại Lộ Đức Mẹ đã lần hạt Mân Côi với chị Thánh Bernadette bằng việc dùng ngón tay đưa từng hột chuỗi theo mỗi Kinh Kính Mừng chị đọc. Sau mỗi chục kinh thì Mẹ đọc chung với chị Kinh Sáng Danh.

Trong cả 6 lần hiện ra tại Fatima với ba em thiếu nhi Lucia, Phanxicô và Giaxinta, Đức Mẹ đã kêu gọi các em hãy lần hạt Mân Côi hằng ngày. Trong lần hiện ra cuối cùng Mẹ đã tự xưng "Ta là Đức Mẹ Mân Côi". Trong lần hiện ra thứ ba, Đức Mẹ đã xin các em thêm vào sau mỗi chục kinh lời nguyện: "Ôi Chúa Giêsu của chúng con, xin tha thứ cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin dẩn đưa các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần hơn hết."

Trong bài giảng tại Fatima ngày 13/5/1982, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã nói về Kinh Mân Côi đối với Đức Mẹ như sau: "Lời kêu gọi thống hối bao giờ cũng được gắn liền với cầu nguyện. Hợp với truyền thống của bao thế kỷ, Đức Mẹ của sứ điệp này đã đề cập đến Kinh Mân Côi, một kinh có thể được khẳng định là Kinh của Mẹ Maria, một kinh mà Mẹ đặc biệt cảm thấy gắn liền với chúng ta."

Thực ra, theo cuốn Ciudad de Dios của đáng kính Maria D'Agreda viết trong thế kỷ 17 về cuộc đời của Đức Mẹ, như được Đức Mẹ tỏ cho biết, thì Kinh Mân Côi được bắt đầu nhen nhúm từ lúc Đức Mẹ tạ thế, qua lời xướng hoạ của các Thiên Thần từ trời xuống.

Xướng: Kính Mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ.

Đáp: Một Trinh Nữ trước khi sinh Con, đang khi sinh Con và sau khi sinh Con.

Thế là từ đó người ta bắt đầu bắt chước lời xướng hoạ này cho đến khi Đức Mẹ truyền dậy Kinh Mân Côi cho Thánh Đaminh.

Năm 1569, Thánh Giáo Hoàng Piô V đã chính thức công nhận Kinh Mân Côi với kết cấu của kinh như hiện dụng, sau khi thêm lời nguyện "Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử Amen." vào phần cuối của kinh Kính Mừng, và kinh Sáng Danh vào sau mỗi chục kinh.

11.9.08

Phép lạ mới đây tại Ai-cập !



(Tạm dịch từ bản tiếng Anh)
Một người đàn ông Hồi giáo ở Ai-cập giết vợ vì chị này đọc Kinh Thánh, rồi đem chôn cùng với hai đứa con gái, một còn đang bú và một đã lên tám.
Cả hai bé gái đều bị chôn sống ! Sau đó anh ta đến báo với cảnh sát là một ông chú đã giết chết hai đứa bé. Mười lăm ngày sau, một thành viên khác trong gia đình qua đời. Khi đưa người chết đi chôn, người ta tìm thấy hai bé gái bị vùi dưới cát – VẪN CÒN SỐNG !
Toàn quốc Ai-cập đều căm phẫn sâu sắc về vụ việc xảy ra, và kẻ sát nhân sẽ bị hành hình vào cuối tháng Bảy (2008).
Người ta hỏi bé gái 8 tuổi làm cách nào để có thể sống sót được và em đã trả lời : "Một người đàn ông mặc áo trắng rực rỡ, cùng với các vết thương trên hai bàn tay, hằng ngày đến nuôi sống chúng cháu. Người ấy đánh thức mẹ cháu dậy để mẹ cháu có thể cho em bú". Cô bé đã được phỏng vấn bởi một phụ nữ Hồi giáo mang mạng che mặt phụ trách kênh tin tức trên Đài Truyền Hình Ai-Cập . Người này đã nói công khai trên truyền hình, "Đó chính là Đức Giêsu, bởi chẳng một ai khác có thể làm được những việc như thế !"
Những người Hồi giáo tin rằng Isa (tức là Chúa Giêsu) đã thực hiện việc đó, các vết thương có nghĩa là Người thực sự đã chịu đóng đinh, và rõ ràng là Người đang sống ! Đằng khác, cũng hết sức rõ ràng là đứa bé không thể bịa ra được một câu chuyện như thế, và hai đứa trẻ không thể nào sống sót nếu không có một phép lạ thực sự.
Các nhà lãnh đạo Hồi giáo đang phải trải qua một thời khắc khó khăn chưa biết xử trí ra sao về việc này, và việc phổ biến các phim ảnh "Chết Vì Đạo" cũng chẳng giúp được gì ! Ai-cập là một quốc gia nằm ở trung tâm của việc truyền thông và giáo dục tại vùng Trung Đông, các bạn có thể tin chắc là câu chuyện này sẽ được phổ biến rộng rãi. Đức Kitô vẫn đang kiểm soát và biến đổi thế giới. Hãy sẵn lòng chia sẻ câu chuyện này với mọi người.

Đức Chúa phán, 'Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa". (Gr. 17)



Nguyên văn :

Recent miracle in Egypt ! Broadcasted in CBS...
A Muslim man in Egypt killed his wife because she was reading the Bible and then buried her with their infant baby and an 8-year old daughter.

The girls were buried alive! He then reported to the police that an uncle killed the kids. 15 days later, another family member died. When they went to bury him, they found the 2 little girls under the sand - ALIVE!

The country is outraged over the incident, and the man will be executed at the end of July.

The older girl was asked how she had survived and she says:- 'A man wearing shiny white clothes, with bleeding wounds in his hands, came every day to feed us. He woke up my mom so she could nurse my sister,' she said. She was interviewed on Egyptian national TV, by a veiled Muslim woman news anchor. She said on public TV, 'This was none other than Jesus, because nobody else does things like this!'

Muslims believe Isa (Jesus) would do this, but the wounds mean He really was crucified, and it's clear also that He is alive! But, it's also clear that the child could not make up a story like this, and there is no way these children could have survived without a true miracle.
Muslim leaders are going to have a hard time to figure out what to do with this, and the popularity of the Passion movie doesn't help! With Egypt at the centre of the media and education in the Middle East , you can be sure this story will spread. Christ is still controlling and turning the world. Please let this story be shared.

The Lord says, 'I will bless the person who puts his trust in me. (Jeremiah 17)

24.8.08

Las Lajas "Nhà thờ đẹp và bí ẩn nhất thế giới"


Thánh đường Las Lajas (theo tiếng Tây Ban Nha là Cathedral de Las Lajas hay Santuario de Las Lajas) là một Đại thánh đường nằm tại miền nam Nariño (Colombia), thuộc thành phố tự trị Ipiales và được xây dựng bên trong hẻm núi sông Guaitara.

Las Lajas, được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic từ ngày 1 tháng giêng năm 1916 đến 20 tháng 8 năm 1949 trên nền của một nhà thờ nhỏ có từ thế kỷ 19. Tên Lajas xuất phát từ tên của một kiểu đá trầm tích phẳng tương tự loại gạch lát sàn được tìm thấy tại núi Andes. Có một truyền thuyết cho rằng, nơi đây người ta đã nhìn thấy sự xuất hiện của Đức mẹ đồng trinh Maria.


Câu chuyện về sự hình thành Đại thánh đường này kể, vào năm 1754 một người Mỹ da đỏ tên là Maria Mueces đang cõng trên lưng cô con gái Rosa tàn tật vừa bị câm điếc thì gặp một cơn bão lớn. Bỗng nhiên, Rosa cất tiếng (đây là lần đầu tiên trong đời Rose cất tiếng nói) yêu cầu mẹ đặt cô xuống hang núi trước mặt và chỉ tay về phía bức tranh sáng chói trên vách đá.

Theo như tài liệu mô tả được ghi chép bởi Fray Juan de Santa Gertrudis trong cuộc hành trình từ miền Nam Vương quốc Granada đến Châu Mỹ giữa năm 1756 đến 1762, Cô bé đã vẽ lại lên vách hang đá bức tranh nổi tiếng Đức mẹ đồng trinh Maria và con trai (được gọi là "Đức mẹ làm phép lạ") hiện đang được lưu giữ cẩn mật trong nhà thờ.

Vào 1951 Giáo hội Công giáo La Mã đã phong thánh đường Las Lajas là Thánh đường Đức Mẹ đồng trinh và công bố Thánh đường này như một đại giáo đường phụ vào năm 1954.

Trong những rặng núi xa xôi ở Tây Nam Colombia, Las Lajas được xếp hạng trong số những nhà thờ đẹp và hấp dẫn nhất trên thế giới để đi hành hương. Một khung cảnh tráng lệ lộng lẫy tựa xứ sở thần tiên, vẻ kiều diễm của Las Lajas như lấy hết sự sống của mọi thứ xung quanh. Las Lajas làm say mê lòng người khi vút cao lên giữa đại ngàn trong màu trắng lấp lánh và bám vào vách đá cheo leo, hiểm trở. Vách đá này dựng bên một nhánh sông chảy xiết, trong không gian chưa tới một dặm, làm thành hai đoạn cong hình chữ S chảy xuyên qua hẻm núi. Hai thác nước này chảy dữ dội từ rừng nhiệt đới bao phủ những vách đá, lao thẳng xuống một trăm dặm đến con sông cuộn sóng Guaitara này.

Mùa mưa đến rồi đi, kéo những mảng sương mù bí ẩn trên đỉnh núi đi xa, làm lộ ra ngôi thánh đường như nó vừa được tạo nên bởi bàn tay của nhà ảo thuật. Trong khúc hòa tấu với âm âm không ngừng của tiếng nước chảy, tiếng chuông nhà thờ vang lại xuyên qua những thung lũng núi, người ta tưởng chừng như đang lạc vào cõi mộng du...

18.7.08

BẢN KINH THÁNH CỔ NHẤT


BẢN KINH THÁNH CỔ NHẤT
được đưa lên ‘mạng lưới toàn cầu’.

(Linh mục Anphong Trần Đức Phương)

(Tổng kết theo Bản tin của AFP và Reuters, ngày 21/7/2008)

Vào hôm thứ Hai 21/7/08, nhân viên Thư viện Đại học Leipzig (Đức quốc), loan báo một trong hai bản Kinh Thánh (Bible) cổ nhất sẽ được đưa lên ‘Mạng lưới toàn cầu’ lần đầu tiên. Đó là Cổ Bản Kinh Thánh Sinai ( The Codex sinaiticus). Cổ Bản này đã được viết trên da thuộc, bằng tiếng Hy Lap vào khoảng năm 350 tại Aicập. Cổ Bản Kinh Thanh toàn thư khác là Cổ Bản Vaticanus (The Codex Vaticanus).

Cổ Bản Sinai đã được học giả Kinh Thánh Konstantin von Tischendorf (quốc tịch Đức) tìm thấy tại Tu viện Thánh Catarina
(Saint Catharine’s Monastery) Núi Sinai (trong Sa mạc Sinai) vào năm 1844 và ông được phép đưa một số cuốn về Leipzig. Rồi vào năm 1859, ông trở lại Tu viện và do sự bảo trợ của Hoàng gia
Nga , ông đem được hầu hết phần còn lại khoảng 350 trang viết trên da thuộc về St. Peterburg (Nga sô) và được lưu giữ ở đó . Đến năm 1933, Stalin đã bán hầu hết các Cổ Bản rất qúy giá này cho Thư Viện Anh Quốc ở Luân Đôn.

Cổ bản Sinai gồm toàn bộ Tân ước, còn các sách Cựu Ước không còn được toàn vẹn, gần như một nửa đã thất lạc. Từng phần của Cổ Bản Sinai hiện đang được lưu giữ ở 4 nơi khác nhau: Thư viện Đại Học Leipzig (Đức quốc), Thư viện quốc gia Nga sô, Thư Viện Anh Quốc và Tu Viện Thánh Catarina (Sinai, Ai Cập).

Công trình đem toàn bộ Cổ Bản Sinai lên ‘Mạng lưới toàn cầu’ là do nỗ lực của Đại Học Leipzig và Thư viện Anh Quốc cùng với sự cộng tác của Nga sô và Tu viện Thánh Catarina. Theo ông Ulrich Johannes Schneider, Giám Đốc thư viện Đại Học Leìpzig, công trình này nhằm mục đích giúp những ai muốn nghiên cứu, học hỏi về tài liệu nền tảng quan trọng của Kitô giáo; đồng thời cũng giúp mọi ngừời có thể đọc được toàn bộ

Cổ Bản Kinh Thánh rất qúy giá này trên ‘Mạng lưới toàn cầu’, mà trước đây ít ai có thể đọc được.

Cũng theo nguồn tin của Đại Học Leipzig, cuốn Phúc Âm theo Thánh Matcô và nhiều cuốn trong Cựu Ước sẽ được đưa lên ‘Mạng lưới toàn cầu’ vào tháng 7 này (2008) . Một số cuốn khác sẽ được đưa lên vào tháng 11 năm nay (2008) và phần còn lại sẽ đưa lên vào năm tới (2009).

Cổ Bản Sinai qúy giá này (cùng với công trình chú giải qua nhiều thế kỷ), đang được giữ từng phần ở 4 nơi rất xa cách nhau, sẽ được chụp phiên bản điện tử rất rõ và như vậy sẽ hợp thành toàn bộ trên ‘Mạng lưới toàn cầu’. Chúng ta có thể đọc được nguyên Cổ Bản bằng tiếng Hy lạp cùng với những hình ảnh chụp điện tử rất rõ; đồng thời sẽ có bản dịch tiếng Anh và tiếng Đức những phần quan trọng để những ai không thông thạo cổ ngữ Hy lạp có thể nghiên cứu được.

Sau cùng, học giả Schneider nói: thật là tuyệt vời , nhờ kỹ thuật tân tiến , mà chúng ta có thể đưa lên ‘Mạng lưới toàn cầu’ thật rõ ràng và chính xác một công trình cổ điển vô cùng qúy giá mà trước đây ít ai có thể biết tới ; bây giờ thì người nào cũng có thể truy cập được. Chúng ta có thể truy cập công trình kỳ diệu này qua ‘Mạng lưới toàn cầu’:
www.codex-sinaiticus.net

30.5.08


Chứng cớ cho thấy động đất Tứ Xuyên là do vụ nổ
hạt nhân tạo ra!

Người viết: Administrator
05/06/2008

Chứng cớ cho thấy động đất Tứ Xuyên là do vụ nổ hạt nhân tạo ra!
Tác giả: Wu Weilin, Epoch Times - Khúc Hạ lược dịch

Một chuyên gia dấu tên cho rằng vụ nổ hạt nhân gần đây đã gây ra trận động đất nặng đến 8.0 ở Sichuan, Trung Cộng, nơi mà sau tai ương ba tuần, con số tử vong đã lên đến hơn 69,000 người.

Website Trung Hoa Boxun News ở hải ngoại thông báo rằng chuyên gia này đã xác nhận có một vụ nổ hạt nhân gần trung tâm địa chấn, căn cứ vào lời thuật lại của các nhân chứng, và việc khám phá ra những mảnh vụn xi măng được biết đã đến từ một trung tâm quân đội đặt ngầm dưới mặt đất.

Ông He, một cư dân địa phương, nói rằng khi cơn động đất xẩy ra vào ngày 12 tháng Năm, người ta nhìn thấy cái gì đó nổ tung ra từ một đỉnh núi bên cạnh thung lũng, "Nó trông giống như kem đánh răng được ép ra ngoài", ông ta nói. "Không, nó không phải là chất nhão (như kem), mà là những mảnh vụn xi măng này. Sự phun ra kéo dài khoảng ba phút."

Theo tin của China News Services (một thông tấn xã Trung Hoa), vào ngày 31 tháng Năm, những chuyên viên cứu cấp và những nhà tâm lý học của nhà thương Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân, từ Bắc Kinh đến nơi động đất làm việc vào ngày 23 tháng Năm, đã tìm thấy những mảnh vụn xi măng ở dưới đáy một thung lũng gần chấn tâm. Thung lũng rộng nửa dặm này đã bị bao phủ bởi những mảng vụn dầy từ 10 đến 20 inches, bao trùm đáy thung lũng khoảng 1.5 dặm.

Trong lúc xẩy ra cuộc động đất, trong vùng không có một công trình xây cất đang dở dang nào. Chuyên gia của Boxun News nhận định rằng bề dày những mảnh vụn xi măng phù hợp với xi măng dùng ở trung tâm quân đội dưới mặt đất. Ông ta giải thích rằng mặc dù động đất có thể gây ra núi phun lửa, nhưng không có trường hợp động đất nào tạo ra núi phun những mảnh vụn xi măng.

Dựa vào tường thuật của CNS (China News Services), và thời điểm của sự nổ tung tại hiện trường, người ta không tìm thấy chứng tích những hoạt động tự nhiên của núi lửa. Chuyên gia này cho biết ông ta có thể xác quyết rằng một vụ nổ vũ khí hạt nhân đã làm gẫy vụn một cấu trúc ngầm dưới mặt đất, và ném tung những mảnh vụn vào không gian.

Người ta được biết có ít nhất là một trung tâm nguyên tử của Trung Cộng được đặt ở thành phố Mianyang, Tứ Xuyên, gần trung tâm địa chấn.

Những người Trung Hoa chuyên xử dụng mạng lưới Internet bình luận rằng ngay sau khi xẩy ra trận động đất, nhiều lực lượng quân đội đặc biệt đã ngăn chặn giao thông hướng về phía núi gần chấn tâm, và người ta cũng phát hiện nhiều người đàn ông mặc quần áo ngăn hóa chất màu trắng lái những chiến xa quân đội đi về hướng núi. Theo những nhân chứng, tất cả những chuyên viên cứu cấp khu gần chấn tâm đều thuộc quân đội.

Chuyên gia này tin rằng vụ nổ hạt nhân đã không chỉ giới hạn quanh vùng thử vũ khí ngầm, mà còn đã gây ra sự ô nhiễm bức xạ. Ông tường thuật rằng trong một cú phôn gọi tới Bắc Kinh ông ta đã khuyên nhà chức trách nên nhận trợ giúp từ những nước khác, cô lập ngay vùng bị động đất, tìm kiếm và trợ giúp những người đã bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm, và áp dụng những biện pháp khẩn cấp để ngăn ngừa việc nước bị làm độc.

15.5.08



PHẾP LẠ THÁNH THỂ Ở LANCIANO

Sách báo đã viết không ít về những phép lạ liên quan đến bí tích Thánh Thể. Ở đây chỉ xin đựơc nhắc laị phép lạ đã xẩy ra tại Lanciano thuộc vùng Frentania nước Ý. Phép lạ này tuy xẩy ra từ thế kỷ thứ 8 nhưng các cuộc nghiên cứu cho đến cách đây không lâu lắm, năm 1971 cũng vẫn cho thấy khoa học không thể bác bỏ được.
Câu chuyện xẩy ra trong ngôi nhà thờ bé nhỏ kính thánh Legonziano ở Lanciano. Một đan sĩ Dòng Thánh Basilio, trong lúc cử hành thánh lễ, sau khi đọc lời truyền phép, bỗng cha thấy thoáng một chút hoài nghi về sự hiện diện đích thực của Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu bên trong hình bánh và rượu. Vậy là, trong phút chốc, tấm bánh trắng trong tay cha đã biến thành một miếng Thịt sống, và rượu trong chén thánh đã trở nên Máu tươi dưới dạng 5 cục đông đặc lớn nhỏ khác nhau. Mãi cho đến hôm nay, những gì xẩy ra ngày hôm đó vẫn còn được lưu giữ trọn vẹn và hàng ngày đã thu hút người hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến kính viếng Mình Máu Thánh Chúa. Dưới đây xin được ghi lại một phần bài viết của linh mục Jean Derobert nói về những cuộc nghiên cứu liên quan đến phép lạ Lanciano được trích đăng trên MeMaria.org ngày 18-6-2006 để cùng suy nghĩ.
“Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều biên bản giám định đã được tiến hành bởi các Đấng Bản quyền trong Hội Thánh, đặc biệt, của Đức Hồng Y Rodriguez vào ngày 17.2.1574, của Đức Giám Mục Phó của Giáo Phận năm 1637, của Đức Hồng Y Gervasone năm 1770, và của Đức Hồng Y Petrarca ngày 26.10.1886.
Ngày 18.11.1970, được Đấng Bản Quyền cho phép, các Tu Sĩ Phan-xi-cô đã ủy thác Di Tích Thánh cho một nhóm các nhà khoa học cùng tiến hành phân tích, đứng đầu là giáo sư Odoardo Linoli chuyên về giải phẫu cơ thể, bệnh lý các mô, hóa học và lâm sàng. Ngoài ra còn có sự cộng tác của giáo sư Ruggero Bertelli của Trường Đại Học Sienna.
Ngày 4.3.1971, ngay trong Nhà Thờ Thánh Phan-xi-cô, giáo sư Linoli đã tổ chức một hội nghị trình bày các kết quả nghiên cứu trước các vị Bề Trên Dòng cũng như chức sắc dân sự, cả các vị đại diện ngành văn hóa và y khoa. Các phân tích đã được minh họa bởi một bộ ảnh chụp bằng ống kính hiển vi. Và các kết luận sau đó đã được đăng tải trên rất nhiều tạp chí khoa học khắp thế giới như sau:
- Đây là thịt và máu thật sự.
- Cả thịt và máu đều thuộc về cùng một cơ thể con người.
- Cả thịt và máu đều thuộc vào nhóm máu AB.
- Phần máu cho thấy đây là máu của một con người hiện tại, ngay ngày hôm nay, chứ không phải là đã được lưu giữ 12 thế kỷ trước.
- Phần thịt cho thấy đây là một thớ thịt thuộc phần cơ của quả tim.
- Không hề có dấu hiệu nào cho thấy có một chút liên quan gì đến các dung dịch dùng để ướp xác.
- Các thớ thịt cho thấy không hề có một bàn tay nào đã giải phẩu và lấy ra từ một con người. Phần máu cũng không hề được rút ra từ một xác chết, nếu không, nó đã bị biến chất, phân hủy và thối rữa.
- Các hàm lượng chất prô-tê-in chứa trong máu đều bình thường.
- Một số chất đã được tìm ra trong máu gồm có: clo-rua, phốt-pho, ma-nhê, na-tri và can-xi.
- Việc bảo quản các Di Tích Thánh trong tình trạng tự nhiên trong suốt nhiều thế kỷ, mà không bị ảnh hưởng một chút gì bởi các tác nhân vật lý, khí hậu và sinh học, quả là một hiện tượng khoa học không thể nào giải thích nổi.
Tiếp sau bản báo cáo gây xúc động của giáo sư Linoli, đại diện tối cao của tổ chức OMS ( Organisation Mondiale de la Santé ) của Liên Hiệp Quốc đã thành lập một hội đồng khoa học để kiểm chứng lại những kết luận nói trên. Công việc kéo dài trong 15 tháng với tất cả 500 thí nghiệm. Các kết luận đều giống nhau. Các Di Tích Thánh ở thành Lanciano không thể được coi như một thứ xác ướp. Người ta không thể giải thích tại sao và như thế nào mà các Di Tích Thánh này lại được lưu giữ trong suốt 12 thế kỷ mà không hề có một phương tiện bảo tồn khoa học nào.
Về tình trạng của mẩu Thịt, Hội Đồng đã mạnh dạn công bố rằng: đây là một thớ thịt tươi nguyên bởi nó có thể nhanh chóng đáp ứng trước mọi nghiên cứu lâm sàng như đối với những cơ phận sống của một con người”.

Lại Thế Lãng

Xứng Đáng Để Rước Thánh Thể


[Ghi chú: Đây là văn thư ĐHY Ratzinger gửi ĐYH McCarrick và được công bố tuần lễ thứ nhất của tháng 7, 2004]

Những Nguyên Tắc Tổng Quát

ĐHY Giuse Ratzinger

1. Quyết định lên Rước Lễ phải là một quyết định có ý thức, dựa vào một phán đoán hợp lý về tình trạng xứng đáng của mình để được làm như thế, theo những tiêu chuẩn khách quan của Hội Thánh, bằng cách tự hỏi mình những câu hỏi như: “Tôi có hoàn toàn hiệp thông với Hội Thánh không? Tôi có đang mắc tội trọng không? Tôi có đang bị vạ (như tuyệt thông, bị cấm) để tôi không được Rước Lễ không? Tôi có sửa soạn bằng cách ăn chay 1 tiếng đồng hồ không?” Việc lên Rước Lễ bừa bãi, như là kết quả của sự hiện diện trong Thánh Lễ, là một lạm dụng cần phải sửa lại (x. Chỉ dẫn “Redemptoris Sacramentum,” số 81, 83).

2. Hội Thánh dạy rằng phá thai và giết chết êm dịu là tội trọng. Thông Điệp Evangelium Vitae, khi nói về những quyết định luật pháp hay luật dân sự cho phép hoặc ủng hộ phá thai và giết chết êm dịu, nói rằng có một “nhiệm vụ trầm trọng và rõ ràng phải chống lại chúng bằng sự phản đối theo lương tâm. […] Trong trường hợp những luật lệ tự bản chất là bất công, như những luật cho phép phá thai và giết người êm dịu, đương nhiên là không bao giờ đúng luật phải tuân hành, hay “tham gia vào một cuộc vận động ủng hộ những luật như thế hoặc bỏ phiếu cho những luật như thế” (số 37). Các Kitô hữu có “trách nhiệm nặng nề về lương tâm không được chính thức cộng tác và việc thực hành những điều trái với luật của Thiên Chúa dù pháp luật dân dự cho phép. Thực sự, theo quan điểm luân lý, không khi nào hợp luật khi hợp tác với thần dữ cách chính thức. […] Sự hợp tác này không thể nào biện minh được dù là lấy cớ tôn trọng sự tự do của người khác hay dựa vào việc luật dân sự cho phép hoặc đòi hỏi phải làm việc ấy” (số 74).

3. Không phải tất cả những vấn đề luân lý có cùng một sự trầm trọng về luân lý như phá thai và giết chết êm dịu. Thí dụ, nếu một người Công Giáo không đồng ý với ĐTC về việc sử dụng án tử hình hay quyết định tiến hành chiến tranh, thì lý do đó không làm cho người ấy không xứng đáng để Rước Lễ. Trong khi Hội Thánh khuyên các nhà chức trách dân sự tìm kiếm hòa bình, chứ không phải chiến tranh, và thận trọng cùng nhân đạo trong việc áp dụng hình phạt cho các tội nhân, người ta vẫn được phép vũ trang để chống lại một kẻ tấn công hay cậy nhờ vào án tử hình. Có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong số những người Công Giáo về việc tiến hành chiến tranh và áp dụng án tử hình, nhưng tuy nhiên không có chuyện đó đối với phá thai và giết chết êm diụ.

4. Ngoài phán đoán của cá nhân về việc mình có xứng đáng Rước Lễ hay không, thừa tác viên Thánh Thể có thể rơi vào tình trạng phải từ chối không cho một người Rước Lễ, như những trường hợp một người bị tuyên bố là truất phép thông công, bị cấm, hay cố chấp tiếp tục tỏ lộ những tội nặng (x. gl 915).

5. Về trọng tội phá thai và giết chết êm dịu, khi việc chính thức hợp tác của một người trở nên tỏ tường (được hiểu, trong trường hợp một chính trị gia Công Giáo, khi người đó luôn luôn cổ động và bỏ phiếu cho chấp thuận cho các luật phá thai hoặc giết chết êm dịu), Mục tử của người ấy nên gặp người ấy, chỉ dạy người ấy về giáo huấn của Hội Thánh, cho người ấy biết rằng người ấy không được lên Rước Lễ cho đến khi chấm dứt tình trạng cố tình phạm tội ấy, và cảnh cáo người ấy rằng nếu không người ấy sẽ không được Rước Lễ.

6. Khi “những biện pháp đề phòng này không có hiệu quả hay trường hợp không thể được,” và nhân vật được đề cập đến, tiếp tục cố chấp, vẫn lên Rước Lễ, “thừa tác viên Thánh Thể phải từ chối trao Mình Thánh cho người ấy” (x. Tuyên Ngôn của Hội Đồng Giáo Hoàng về Các Bản Văn Luật Pháp “Rước Lễ và Những người Công Giáo Ly Dị, Tái Hôn tại Tòa Đời” [2002], số 3-4). Nói đúng ra, quyết định này, không phải là sự thừa nhận hay hình phạt. Thừa tác viên Thánh Thể cũng không phán đoán về tội chủ quan của ngườ ấy, nhưng là một phản ứng về tình trạng bất xứng công khai của người ấy trong việc Rước Lễ vì một tình trạng tội lỗi khách quan.

[Ghi chú. Một người Công Giáo có thể phạm tội hợp tác với thần dữ, và không xứng đáng lên Rước Lễ, nếu người ấy cố tình bỏ phiếu cho một ứng cử viên chính vì lập trường ủng hộ của ứng cử viên ấy với việc phá thai và/hay giết chết êm dịu. Khi một người Công Giáo không đồng quan điểm với ứng cử viên về vấn đề phá thai và/hay giết chết êm dịu, nhưng bầu cho ứng cử viên ấy vì những lý do khác, điều này được coi là gián tiếp cộng tác, điều này có thể được phép nếu có những lý do tương xứng.]

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
ĐHY Ratzinger (ĐTC Bênêđictô XVI)

28.4.08


NGƯỜI THỢ MỘC GƯƠNG MẪU
(Linh Mục ANPHONG TRẦN ĐỨC PHƯƠNG)


Có lần đi chung với một phái đoàn, tôi được may mắn viếng thăm Trung Tâm Truyền Giáo Thánh Capsistrano (Mission San Juan Capistrano), là một trong những Trung Tâm Truyền Giáo do Cha Junipero Serra thiết lập dọc theo Tiểu Bang California vào thế kỷ 18. Trung Tâm San Juan được thiết lập vào ngày 01/11/1776. Trong khi thăm viếng, tôi được nghe kể là, hằng năm cứ vào dịp Lễ Kính Thánh Giuse Bạn Đức Trinh Nữ Maria (19/3) là những con chim én bắt đầu bỏ vùng Nam Mỹ xa sáu ngàn dặm để trở về nơi nầy, và hằng năm đều có đại hội rất lớn ở vùng nầy để “chào đón đoàn chim trở về” (Return of the Swallows Celebration). Năm nay, vì Lễ Thánh Giuse vào đúng Tuần Thánh, nên cuộc rước được chuyển vào ngày 29/3, đúng vào lúc chúng tôi có mặt ở đó và được tham dự cuộc rướt rất long trọng với nhiều đoàn biểu diển khác nhau đi qua các đường phố chính ở đây và đi sát ngay con đường bên Trung Tâm Truyền Giáo.

Trong khi ngồi nghỉ chân trong vườn cây của Trung Tâm, tôi lại được một người bạn kể cho nghe câu chuyện về “Người Thợ Mộc Bí Mật”. Đó là câu chuyện xãy ra ở Santa Fe, thủ phủ của Tiểu Bang New Mexico. Vào thế kỷ XIX, khỏng 130 năm trước đây, khi làm nhà nguyện Loretto đã xong, các Bà Phước nhận ra cần phải làm một cầu thang lên “Gác Đàn” (Choir loft) mà không phải biết làm sao. Các Bà li62n làm tuần cầu nguyện 9 ngày (Novena) khấn Thánh Giuse. Ngay vào ngày cuối tuần khấn, thì có một người thợ mộc đến xin giúp làm cầu thang đó. Ông đã làm một cầng thang xoắn ốc để đi lên “gác đàn”. Khi làm xong, ông đi biệt tích luôn và không đòi tiền công gí cả. Đó là một cầu thang kỳ diệu! Một cầu thang xoắn ốc mà không có cột để giử cho cầu thang khỏi đỗ. Hơn nhữa cầu thang được lấp vào mà không hề dung đến đinh để đóng chặt với nhau, mà cũng không cầu keo dán. Các nhà kiến trúc chuyên nghiệp cũng không thể nào hiểu nổi làm sao chiếc cầu thang làm như vậy mà vẫn đứng vững cho người ta đi lên đi xuống, dù đã trải qua 130 năm nay. Gổ làm cầu thang cũng không biết lấy từ đâu, vì cả vủng chung quanh, không có những loại gổ như vậy. Ngày nay khách hành hương đến đây kính viếng rất đông, mỗi năn có cả mấy trăm ngàn người.

Chúng ta thường được nghe nói về những “phép lạ” xãy ra khi cầu khẩn với Thánh Giuse. Các vị Thánh đều có long sung kính thánh Giuse, đi đôi với long sung kính Mẹ Maria. Đọc tiểu sử, thấy có những vị Thánh sau đây có long sung kính thánh Giuse cách đặc biệt; đó là : thánh Magaret Cortona, Briget Sweeden, Vicent Ferrer, Bernadine Sienna, John Gerson Paris. Thánh Teresa Avila lập nhà dòng đầu tiên kính thánh Giuse và nơi “cầu nguyện với thánh Giuse thương được nhận lỗi!”.

Lòng sung kính Thánh Giuse đã có lâu đời trong Giáo hội và thường đi đôi với long sung kính Mẹ Maria trọn đời đồng trinh. Thánh Giuse là Bổn mạng của Giáo Hội Toàn Cầu. Giáo Hội Việt Nam cũng chọn Thánh Giuse làm Bổn mạng vì chính vào ngày Lễ Thánh Giuse (Bạn Đức Trinh Nữ Maria) mà cả các nhà Truyền Giáo đầu tiên đã đạt chân lên đất nước Việt Nam rao giảng Tin Mừng của Chúa. Ngoài ra, Thánh Giuse cũng được các nước sau đây nhận làm Thánh Bổn mạng: Austria, Belgium, Bohemia, Canada, Mexico. Vì là “Người Thợ Mộc Gương Mẫu” tuyệt vời, Thánh Giuse cũng là Bổn mạng các thợ thuyền, đặc biệt những người thợ mộc. Nhiều tu viện, đoàn thể, các Hội Bảo Trợ Ơn Gọi, các Thánh đường, các họ đạo cũng nhận Thánh Giuse là Thánh Bổn Mạng. Rất nhiều người có tên Thánh Bổn Mạng la Giuse. Đức đương kim Giáo Hoàng Benedicto XVI cũng nhận Thánh Giuse làm Bổn mạng và mừng vào dịp lễ Thánh Guse bạn Đức Trinh Nữ Maria. Cũng có nhiều người chọn Thánh Guse làm Thánh Bổn Mạng và kèm them tên Đức Mẹ Mararia, như Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Đức Hồng Y Giuse Marua Trịnh Văn Căn. Vì là “Người Cha Gương Mẫu” tuyệt vời, nên Thánh Guse cũng là gương mẫu và bổn mạng cho các người Cha gia đình.

Chúng ta cũng thường gọi Ngài là Thánh Cả Giuse, vì trong Giáo Hội có long sung kính Thánh Giuse cách đặc biệt. Theo truyền thống lâu đời trong Giáo Hội, thứ Tu hang tuần kính Thánh Giuse và tháng Ba là tháng Kính Thánh Giuse. Có hai ngày lễ đặc biệt Kính Thánh Giuse: ngày 19/3 (Kính Thánh Giuse bạn Đức Trinh Nữ Maria) và ngày 1/5 (Kính Thánh Giuse Thợ).

Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy Thánh Giuse làm nghề thợ mộc (Mathe6u 13, 55), đời sống rất bình dân, giản dị, nghèo khó. Sách Tin Mừng nói rất ít đến Thánh Giuse. Tên Ngài và vai trò của Ngài theo Thánh Mathêu (Chương 1: 16, 18, 19, 20, 24; Chương 2: 13,14, 19; Chương 13, 55), Thánh Luca (Chương 1: 27; Chương 2: 4-7, 16, 22, 33, 41, 51; Chương 4: 22); Thánh Gioan (Chương 6: 42).

Dù tường trình rất ngắn về cuộc đời Thánh Giuse, nhưng các đoạn Tin Mừng trên đây cho chúng ta thấy Thánh Giuse đã đóng những vai trò rất quan trọng trong cuộc đời thơ ấu của Chúa Gie6su. Qua những biến cố đó, chúng ta thấy Thánh Giuse có nhiều đức tính gương mẫu sang ngời để chúng ta học tập và noi theo.

Trước hết, theo thói tục người Do Thái thời đó (cũng giống như ở Việt Nam thời xa xưa) cha mẹ thường định vợ ga4a3 chồng cho con cái lúc còn nhỏ. Trẻ Giuse và Maria đã được cha mẹ cho đính hôn với nhau (đó cũng là ý Chúa an bài theo chương trình cứu độ của Ngài). Hai tâm hồn thanh niên tuyệt vời được đính hôn với nhau, và là vợ chồng thật theo luật Do Thái hồi đó. Vì khi Đức Mẹ thưa lời “xin vâng” để chịu thai Ngôi Hai, lúc đó không ai biết, kể cả Thánh Giuse. Vì thế, Thánh Giuse khi thấy người bạn mình có thai mà chưa về làm vợ mình, ông đã “không muốn tố giác Maria, chỉ định tâm lìa bỏ Bà cách kín đáo” (Mathe6u 1, 19). Đó là một cử chỉ rất anh hung, vì Thánh Giuse đã không giận dữ, không tìm cách trả thù, không bêu xấu, không “tố giác” Maria để pháp luật trừng trị. Hơn nhữa Ngài lại âm thầm cầu nguyện, và nhờ đó biết ra được Thánh Ý củ Chúa và đã “rước Maria về làm vợ” (Mathe6u 1, 24) theo lề luật để che chở Maria không bị coi là vi phạm lề luật và bị trừng phạt theo luật Do Thái thời đó. Thật là một gương mẫu tuyệt vời để chúng ta noi theo. Khi gặp điều gì bề ngoài có vẻ đi ngược ý chúng ta, xúc phạm đến chúng ta, chúng ta thường nổ giận mà nóng nảy hành động ngay theo tính tự ái “Giận mất khôn” và làm tan vở tất cả. Khi nhận ra điều nóng giận sai trái của mình thì đã quá trể. Noi theo gương Thánh Giuse, khi gặp điều gì rất bất bình, chúng ta đừng vội nóng giận, nhưng hãy bình tỉnh, cầu nguyện và Chúa sẽ cho chúng ta thấy rỏ sự việc, và nhận ra thánh ý Chúa và đường lối nào tốt đẹp nhất để giải quyết sự việc theo thánh ý Chúa. Hành động vội vả, nóng nảy theo tính tự ái, thiếu suy nghĩ và cầu nguyện, luôn đem đến những hậu quả tai hại cho chính mình, cho gia đình và những người xung quanh.
Tiếp theo, khi Đức Maria đang có thai, mà theo lệnh nhà vua, phải về quê hương Belem để khai Sổ Kiểm Tra, Thánh Giuse đứng tru8o71c một hoàn cảnh thật khó khăn, ngặt nghèo, nhưng vâng theo ý Chúa, Ngài cứ lên đường cùng với Maria. Chẳng có phương tiện nào mau chóng hơn là phải đi nhiều ngày đường. Khi đến nơi thì Maria đã đến ngày sinh con, và phải sinh con ‘nơi hang đá bỏ lừa’ vì ‘hai ông bà không tìm được quán trọ’ (Luca 2, 7). Thật là một hoàn cảnh cực kỳ khổ sở mà Thánh Giuse vẫn vui vẻ vâng theo Thánh Ý Chúa.

Rồi thì ít lâu sau, lại được lệnh “Thiên sứ báo tin phải lên đường, đưa con trẻ và mẹ Người trốn sang Ai Cập” (Mathe6u 2, 13). Đường xá xa xôi, phương tiện không có, nhà ngfhe2o túng, không biết nói tiếng Ai Cập, làm sao mà đi, làm sao mà sinh sống nơi xứ lạ quê người. Nhưng vâng theo ý Chúa “ngay đang đêm, Giuse chổi dậy đem con trẻ và Mẹ Người lên đường đi Ai Cập” (Mathe6u 2, 14), chấp nhận tất cả trong sự tuyệt đối tin tưởng nơi sự quan phòng của Chúa. Và hai Ông Bà đã sống ở Ai Cập cho đến khi lại được lệnh Thiên Sứ bảo “hãy đưa con trẻ trở về quê hương”. Giuse “lại chổi dậy đưa gia đình về lại quê hương Nagiare1t”.

Trong cuộc lạc mất Chúa “khi gia đình trẩy hội Đến Thánh Giêrusalem mừng Lễ Vượt Qua” hai Ông Bà thất lạc Chúa Con và phải vất vả tìm con trong ba ngày trời; thế mà khi gặp con nơi Đền thờ, hai Ông Bà không nóng giận, nhưng chỉ nhẹ nhàng trách Chúa: “Con ơi, sao con lại để cha mẹ vất vả tìm con như vậy sao!” (Mathe6u 2, 41…).

Sau thế chiến thứ 2, nhân loại phải trải qua bao biến chuyển dồn dập; con người phải đối diện với những khủng hoảng, những lo âu, thử thách đến tuyệt vọng; rồ những phong trào “tự giải phóng” để hưởng thụ và chà đâp phẩm giá con người, nhất là coi thường giá ytri5 của lao động, của đời sống thợ thuyền; vì thế vào năm 1955, Đức Giáo Hoàng Pio6 XII đã thiết lập Lễ Thánh Giuse Thợ vào ngày 01 tháng 5 là ngày Quốc Tế Lao Động. Ngài có ý nhắc nhở chúng ta đặc biệt noi gương “người thợ mộc thành Nagiarét” “người thợ mộc gương mẫu”; tôn trọng giá trị đời sống lao động, đời sống những người thợ thuyền; yêu cuộc sống và nghề nghiệp của mình; dung bàn tay và lao công để sinh sống và xây dựng thế giới trong chương trình sang tạo của Thiên Chúa.

Cuộc đời mỗi người chúng ta luôn biến chuyển qua nhiều biến cố bất thường, nhiều khó khăn thử thách. Xin Chúa cho chúng ta luôn biết nhìn lên Thánh Giuse “Người Thợ Mộc Gương Mẫu”, cầu nguyện và tuyệt đối tin tưởng vào tình th7o7ng củ Chúa, phó thác mọi sự trong bàn tay quan phòng của Chúa, chăm chỉ chu toàn các bổn phận nhỏ bé hang ngày, sống lương thiện, công chính trong nghề nghiệp, và chung tay xây dựng bản than, gia đình và xã hội.

13.3.08

Sơ Lược Về Thánh Tượng Đức Mẹ Từ Fatima Thánh Du


Đây là tác phẩm quí giá của một điêu khắc gia nổi tiếng Bồ Đào Nha. Tượng được tạc bằng gỗ sồi, thực hiện ngay tại Fatima, dưới sự hướng dẫn và góp ý của chính Chị Lucia, người được diễm phúc xem thấy Đức Mẹ.
Tượng cao 1m20, nét mặt dịu hiền, đầu đội triều thiên, tỏ trái tim nơi ngực, có vòng gai cuốn chung quanh trái tim; tay phải cầm tràng hạt rũ xuống, tay trái giơ ra như mời gọi mọi người hãy đến với Mẹ nhân lành. Đức Cố Giáo hoàng Gioan XXIII đã làm phép Thánh Tượng với mục đích đem đi thăm viếng ủi an các bệnh nhân trên khắp thế giới. Úc là nước đầu tiên được hân hạnh đón Thánh Tượng về thăm anh chị em bệnh nhân trong nước.

Tại sao Thánh Tượng được rước sang Việt Nam?
Trên đời, đôi khi cái rủi lại mang theo một cái may rất ý nghĩa. Năm 1965, kỷ niệm giáp năm, Đạo Binh Xanh Đức Mẹ tổ chức một cuộc thánh du, với ước vọng cậy nhờ Đức Mẹ giải quyết nạn đấu tranh kỳ thị tôn giáo đang sôi động tại Việt Nam. Người đề nghị đem Thánh Tượng Mẹ Fatima sang Việt Nam để cứu vãn tình thế là một linh mục người Bỉ. Người được ủy thác đem Thánh Tượng Mẹ tới Việt Nam là Ông R. Bergin, thuộc Đạo Binh Xanh Úc, lúc đó đang ở Âu Châu. Thánh Tượng dự định đi thăm viếng Việt Nam là tượng Đức Mẹ Hòa Bình, hai tay chắp trước ngực. Trước khi lên đường đi Sài-gòn, Ông Bergin điện tín báo tin ngày giờ dự tính đến Việt Nam và xin trả lời gấp. Nhưng vì Sài-gòn lúc đó vẫn chưa qua cơn ác mộng đã kéo dài từ khi xẩy ra biến cố dau thương 1.11.63, nên những người hữu trách dè dặt, chần chừ... tới khi trả lời thì ông Bergin đã trở về Úc, vì quá hẹn. Ông Bergin để tượng Đức Mẹ Hòa Bình lại nơi trụ sở Đạo Binh Xanh Ý, và coi như Việt Nam không nhận lời đề nghị.
Tuy nhiên, anh em Đạo Binh Xanh Việt Nam, khi không thấy ông Bergin đem Thánh Tượng Mẹ đến Sài-gòn, thì tức tốc điện cho Fatima và xin được liên lạc gấp với ông Bergin. Để giải quyết vấn đề mau chóng, ông Bergin, liền điều đình để mượn Thánh Tượng tỏ trái tim đang thăm viếng các bệnh viện Úc, để đem sang Việt Nam. Được sự đồng ý của hàng Giáo Phẩm Úc, Ông Bergin vội vã đem Thánh Tượng Mẹ sang Việt Nam ngay. Với tất cả niềm hân hoan, anh em Đạo Binh Xanh cùng với các đoàn thể, đã tổ chức cuộc tiếp đón và cung nghinh Thánh Tượng Mẹ từ phi trường Tân Sơn Nhất về Công Trường Hòa Bình, trước Vương Cung Thánh Đường Sài-gòn một cách hết sức trọng thể.
Vị Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Cha Angelos Palmas, sau khi chủ sự nghi lễ cung nghinh chào mừng Thánh Tượng, đã đưa ra sáng kiến phát động ngay chiến dịch "toàn quốc hiến dâng đau khổ" làm bó hoa thiêng dâng kính Trái Tim Mẹ, trong suốt thời gian Mẹ ở lại Việt Nam. Sáng kiến này được mọi người nhiệt liệt hưởng ứng. Khắp nơi khao khát được rước Thánh Tượng Mẹ đến an ủi viếng thăm, làm cho thời gian thánh du không còn phải vài ba tháng, nhưng là dài tới 3 năm: 1965-1967.
Quả thật, Thánh Tượng Mẹ đi tới đâu, thì đều mang đến những ơn phúc cho con cái Mẹ, nhất là bằng an tâm hồn. Mẹ đã làm cho những người chào đón Thánh Tượng Mẹ cảm thấy niềm vui tràn ngập tâm hồn. Thánh Tượng Mẹ tới đâu thì mọi người, lương cũng như giáo, đều lấy tình thương xóa bỏ mọi tranh chấp, hận thù, và coi như anh em con cùng một Mẹ. Tại nhiều nơi, anh em Cao Đài, Hòa Hảo, Phập Giáo còn cử nhiều phái đoàn cầm biểu ngữ đứng bên cạnh những linh mục Công Giáo, để hoan hô Thánh Tượng Mẹ. Tại khu Bến Hải, nơi phân chia ranh giới hai miền quốc gia và cộng sản, khi nghe nói Thánh Tượng Mẹ sẽ tới thăm, thì mọi người không phân biệt lương giáo, tất cả đề vui sướng rủ nhau kéo đến chào mừng, hoan hô Thánh Tượng Mẹ và xin cho hòa bình thế giới và dân tộc.
Trong thời gian 3 năm ở tại Việt Nam, Thánh Tượng Mẹ đã lần lượt được rước đi thăm viếng hết giải đất Việt Nam tự do, từ Bến Hải đến tận mũi Cà Mâu: các tỉnh, giáo phận, giáo xứ, chủng viện, dòng tu, bệnh viện, trụ sở, căn cứ và cả tới những lao tù cũng được Thánh Tượng Mẹ tới thăm an ủi con cái đau thương của Mẹ. Những miền thiếu an ninh, đường xá nguy hiểm thì đã liệu cho trực thăng đem Thánh Tượng Mẹ tới tận nơi an toàn để an ủi các con cái Mẹ với tất cả tình mến yêu, và cùng dâng lên Mẹ những đau khổ như của lễ hy sinh xin ơn hòa bình.
Những năm gần đây, Thánh Tượng được tôn kính tại trung tâm quốc tế Đạo Binh Xanh Fatima, để hằng năm từng triệu người từ khắp nơi trên thế giới đổ về Fatima kính viếng Mẹ, thì cũng có cơ hội nhìn ngắm Thánh Tượng đã đích thân chứng kiến những năm dài đau thương vì chiến tranh của dân tộc Việt Nam, được coi như một của lễ hy sinh cho hòa bình thế giới, như một chứng tích tình thương vô biên của Mẹ. Rồi đây, một ngày long trọng đón rước về Việt Nam và sẽ ở lại vĩnh viễn với con cái Mẹ.
Năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 2,000 năm Sinh Nhật Đức Mẹ, Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ đã nhờ ông John Haffner, Giám Đốc Đạo Binh Xanh Hoa Kỳ, và là nhân viên quan trong trong Ủy Ban Điều Hành Đạo Binh Xanh Quốc Tế can thiệp, để được đón Thánh Tượng Mẹ tới Hoa Kỳ, nơi hiện qui tụ một số người Việt Nam, Công Giáo và ngoài Công Giáo đông nhất tại Hải Ngoại.
Đạo Binh Xanh Quốc Tế bằng lòng để Chi Dòng Đồng Công đưa Thánh Tượng Fatima này qua Hoa Kỳ thăm viếng Đoàn Con Việt Nam tại đây.
Thế là ngày Thánh Mẫu 1984, tại trụ sở Chi Dòng Đồng Công, Mẹ lại trở lại với con cái Việt Nam đang gởi thân trên đất khách quê người, để rồi cũng từ đây, các con cái Mẹ có dịp đến với Mẹ hằng năm trong những ngày Thánh Mẫu để cầu khẩn, yêu mến và tôn vinh Mẹ, và rồi từ nơi trụ sở Chi Dòng này, Mẹ lại đến với các con cái Việt Nam của Mẹ rải rác trên khắp đó đây để ban bố tình thương của Ngài cho những con cái Việt Nam đau khổ.
Qua những dữ kiện trên, chúng ta thấy một mối tương quan chặt chẽ giữa Thánh Tượng Mẹ và con cái Việt Nam. Khi còn ở quê nhà, Mẹ đã đến thăm; và khi cất bước lưu lạc nơi đất khách quê người, Mẹ cũng luôn ở bên để đáp ứng những nhu cầu con cái kêu xin. Nếu chủ ý của Đức Gioan XXIII muốn Thánh Tượng Mẹ đến với những người đau khổ thì quả thật, còn ai đau khổ hơn con cái Việt Nam với bao nhiêu năm chiến tranh rồi tiếp tục bị cộng sản thống trị và nghèo khó lan tràn khắp quê hương....
Chúng ta hãy cảm tạ tình thương bao la của Mẹ và dâng lên Mẹ những đau khổ của mỗi người, mỗi gia đình, cả Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam cho Mẹ, và thực hành mệnh lệnh Mẹ ban, để hòa bình chân chính mau đến với quê hương Việt Nam.


BRIEF HISTORY OF THE STATUE OF
THE IMMACULATE HEART OF MARY
The statue of the Immaculate Heart of Mary, located at the Immaculate Heart of Mary Shrine in Carthage, Missouri since August 10, 1984, is the wonderful work of a famous Portuguese sculptor. Made of an oak tree, the statue was sculpted at Fatima under the direction of Sister Lucia, the sole survivor of the three children who saw our Lady in 1917. Forty-seven (47) inches high, the statue has a very graceful face, a golden crown on its head, a red heart surrounded with thorns on its chest, a rosary on its right hand while its left hand is extended, seeming to call all people to come to their heavenly Mother. The statue was solemnley blessed in the Vatican by Pope John XXIII with the special purpose of visiting and consoling suffering people all over the world.
The first country having the honor and privilege to welcome the statue was Australia. The Australians were pleased and abundantly blessed, especially those suffering in soul and body.
The Blue Army in Vietnam requested that the statue come and visit Vietnam as soon as possible for the country was in a very bad and miserable situation. The year was 1965. After obtaining the approval of the Australian bishops, Mr. Bergin, then the national leader of the Australian Blue Army, accompanied the statue to Saigon (now Hochiminh City) on October 11, 1965. Vietnam became the second country to welcome the statue. Dioceses, parishes, seminaries, schools, monasteries and convents expressed their great desire to welcome the statue. Priests, seminarians, religious men and women, faithful of different kinds, even groups of other religions such as; Buddhists, Caodaists and Confucianists, manifested their great joy and honor to have the statue come and visit them. They spent days and nights praying and saying the rosary before the statue asking for true peace and unity to come to the country.
The Congregation of the Mother Coredemptrix was extremely impressed by the warm and respectful welcome the Buddhists and the Caodaists offered the statue while it visited their pagodas and temples.
The Vietnamese people will never forget the historical visit of the statue.
After a three year visit in Vietnam, the statue of Our Lady of Fatima returned to Fatima just one day before May 13, 1967, when Pope Paul VI was there presiding over the Golden Jubilee Celebration (50 years: 1917-1967) of the apparition of Our Lady to three children.
A group of the Vietnamese Blue Army accompanied the statue to Fatima, and the statue remained at DOMUS PACIS. We don't know why the statue wasn't sent to other countries as it was to Australia and Vietnam, but we are sure that during its seventeen (17) years stay at the International Center of the Blue Army, the statue was visited by millions of people from all over the world.
In order to have a special remembrance of the 2000th birthday of our Lady, the U.S. Province of the Vietnamese Congregation of the Mother Coredemptrix of Carthage, Missouri, requested that the statue be sent for the Marian Day celebration on August 10-12, 1984. Vietnamese from all around the country participated in the celebration. Thanks to the intervention of Mr. John Haffert, the national lay leader of the U.S. Blue Army, the statue left Fatima on August 8 and arrived at Carthage on August 10 at 6:00 p.m., just three hours before the opening of the Marian Day celebration.
After the closing of the Marian Day celebration the statue remained at the Shrine of the Immaculate Heart of Mary in Carthage to be honored by the priests and brothers of the C.M.C.
Since September 16, 1984 the statue has visited many parishes, religious communities, in Texas, California, Kansas, Missouri, Pennsylvania, Washington, Connecticut, New Hampshire, New York, Maine, Arizona, Maryland, Rhode Island and Massachusetts. In April, 1988, the statue traveled to Australia.

CÂU CHUYỆN MÙA XUÂN: CHUYỆN “LÀM GIẦU”



(Có những người email hỏi tôi sao đã viết “Câu chuyện Mùa Hè”, rồi “Câu chuyện Mùa Thu” mà không thấy Chuyện Mùa Đông và Mùa Xuân?... Vậy hôm nay xin gửi đến quý vị “Câu chuyện Mùa Xuân”, còn Câu Chuyện Mùa Đông xin để tương lai trả lời.
Câu chuyện Mùa Xuân là những “Câu Chuyện Làm Giầu,” vì Mùa Xuân người ta thường chúc nhau “Phúc, Lộc, Thọ” (chúng ta nhớ lại bài thơ trào phúng của cụ Trần Tế Xương: Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau…)
Mở đầu là câu chuyện ngụ ngôn mà chắc qúy vị đã biết; nhưng cũng xin kể lại nơi đây để mở đầu câu chuyện “Làm Giầu.” Câu chuyện ngụ ngôn từ lâu lắm rồi… từ thời mà ‘loài vật còn nói được tiếng loài người!...’ ( nhân cách hóa con vật).

Có hai anh em nhà kia, người anh thì khôn khéo, lanh lẹ, và ham làm giầu. Người em lại thực thà, hiền lành. Khi cha mẹ mất đi, người anh lấy quyền huynh trưởng để chia gia tài và chiếm gần hết tài sản cha mẹ để lại; chỉ dành cho vợ chồng người em ngôi nhà nhỏ, lụp xụp với mấy cây ăn trái. Ngày ngày vợ chồng người em phải vất vả làm vườn, hái trái để kiếm ăn. Đặc biệt có cây khế là có trái ngọt bán được khá tiền để nuôi sống đàn con. Nhưng có con chim đại bàng cứ đến ăn những trái khế chín. Hai vợ chồng không biết làm sao để ngăn cản. Một hôm người chồng than thở với con chim về thân phận của gia đình mình. Con chim thương cảm tình cảnh của vợ chồng anh, nên bảo anh: “Hãy may cái túi ba gang mà đi đựng vàng.” Anh liền may chiếc túi ba gang và theo lời bảo của con chim, anh cưỡi lên mình con đại bàng. Con chim chở anh đi qua biển và đến một vùng có thật nhiều vàng và bảo anh lấy các thỏi vàng đầy chiếc túi ba gang. Sau đó con chim lại đưa anh trở về ngôi nhà cũ. Từ ngày đó gia đình anh sống khá giả hơn. Khi nghe được câu chuyện của người em, ông anh tham lam lại tìm cách đổi thửa đất có cây khế ngọt, rồi cũng than thở với con đại bàng về số phận của mình, và cũng được con chim bảo “Hãy may cái túi ba gang mà đi lấy vàng.” Người anh vui mừng, may túi, nhưng vì lòng tham lam anh đã mang đi chiếc túi rất lớn để có thể lấy cho được thật nhiều vàng. Con đại bàng cũng đưa anh qua biển cả đến chỗ kho vàng. Anh đã lấy thật nhiều thỏi vàng để bỏ vào chiếc túi to tới tám gang; rồi lại leo lên mình con chim để được đưa về nhà. Nhưng, ‘khôn quá hoá dại!’ Lòng tham quá độ của anh đã hại anh! Khi bay qua biển cả, con đại bàng chở anh cùng với số vàng quá nhiều, chịu không nổi, nên đã phải trút anh và số vàng chìm sâu xuống biển cả. Thế là lòng tham lam quá độ đã chôn sâu anh xuống lòng đại dương, sóng nước mênh mông!

Vừa rồi, đọc báo ‘điện tử trên mạng’ trong nước thấy mấy ông lớn ở Việt Nam, có ông làm tới Thứ Trưởng Bộ Thương Mại, giầu có gấp bội so với người dân nghèo trong nước Việt Nam thân yêu của chúng ta hiện nay, tuy nhiên lòng tham vô đáy, các ông đã biển thủ ‘tiền bạc của nhân dân’ lên tới tiền triệu, tính theo đô-la. Nhưng lòng tham đó đã ‘chôn sống’ các ông trong vòng lao lý, của cải bị tịch thu, gia đình tan nát.

Tại Hoa Kỳ, lâu lâu đọc báo, lại thấy mấy ông bà tham lam làm giầu, lập đường giây manh mối để đưa người về Việt Nam làm hôn thú giả, đưa sang xứ Cờ Hoa để lấy cả 40 ngàn đô-la, một số tiền lớn, dại gì không làm, nhưng ‘thiên bất dung gian,’ cuối cùng lòng tham cũng chôn sống các ông bà đó vào chốn tù tội và tài sản bị tịch thu. Có trường hợp, vợ thúc đẩy chồng, ‘giả vờ’ làm giấy ly dị, rồi sau đó về Việt Nam làm hôn thú với em gái của vợ để đưa sang Hoa Kỳ. Công việc được trót lọt, vì giấy tờ hợp pháp. Tuy nhiên sau đó, chị mới thấy mình dại dột vì lòng thương ‘hại’ đối với cô em gái của chị. Cuối cùng chị đã mất cả chồng, cả em, và gia đình cũng tan nát vì chồng chị đã mê cô em, bỏ chị, đi nơi khác để sống với cô em như vợ chồng .

Vừa qua, đọc báo thấy cả một đường giây do mấy ông bà Việt Nam ở Hoa Kỳ, nước Anh, Úc…thật là tài giỏi, khôn lanh. Mua nhà thật lớn, không ở cũng không cho thuê, chỉ để kín đáo trồng cây cần sa trong nhà để bán kiếm tiền triệu đô-la, rồi rửa tiền… Rút kinh nghiệm của các đường giây trước đã tiêu thụ số điện quá lớn để sưởi ấm cây trồng nên bị khám phá, mấy bạn trẻ lần này khôn ngoan, tài trí đến nỗi lập được hệ thống lấy thẳng điện từ thành phố, nên Công Ty Điện Lực không khám phá ra. Tuy nhiên FBI cũng khám phá ra. Báo chí tiếng Việt và tiếng Anh đã tường thuật đầy đủ chi tiết.

Ở vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, mới đây một chiếc máy bay bị trục trặc máy móc, phải hạ cánh xuống một vùng đồi núi, và nhân viên nhà nước đi cứu nạn đã khám phá ra cả một vùng rộng lớn trồng toàn cần sa. Những người muốn làm giầu phi pháp cuối cùng cũng kết thúc bằng con đường đi đến tù tội, gia đình tan nát… Tuy nhiên cũng chẳng bù được vào cái tội làm giầu một cách phi pháp, đưa bao nhiêu con người vào vòng nghiện ngập, chưa kể tạo ra những băng đảng giết hại lẫn nhau vì buôn bán cần sa, ma túy.

Ngày nay, có nhiều ‘sòng bạc’ đã được mở ra ở khắp nơi. Nhiều người muốn làm giầu bằng cờ bạc đã bị tan gia bại sản. Có người đi đến tự tử. Lại còn ‘chơi hụi’ lừa đảo lẫn nhau. Đánh cá trò chơi thể thao v.v… Tất cả chỉ do muốn làm giầu nhanh chóng, gian xảo… đã đem lại những hậu quả ngược lại: “Của phi nghĩa có giầu đâu…”

Hồi sau năm 1975, khi ở Saigon, tôi có dịp thăm viếng một gia đình quen biết. Gia đình gốc ở miền Bắc Việt Nam và di cư vào miền Nam năm 1954, cư ngụ tại vùng ven Saigon. Trong câu chuyện thân mật, ông cụ có kể cho tôi câu chuyện “Làm Giầu” của gia đình cụ như sau: Khi còn ở ngoài Bắc, gia đình cụ làm ăn giầu có và tích trữ của cải bằng cách gói các giấy bạc “Đông Dương” và giấu vào các nơi kín đáo trong nhà mà chỉ có hai cụ biết (lúc đó ngân hàng còn chưa thịnh hành). Chẳng may một hôm vào tháng năm, đang mùa gặt hái và trời rất nóng, cả gia đình đi làm ngoài đồng, người nhà nấu ăn làm cháy nhà, thế là cháy hết cả các gói tiền dành dụm được. Rồi gia đình lại lo làm giầu và lại trở nên giàu có. Rút kinh nghiệm, các cụ mua vàng và chôn dấu ở các nơi trong nhà, nhưng người nhà biết được , đào lấy mất. Sau đó, hai cụ tính kỹ hơn, lúc nào có tiến đều bỏ ra để mua gỗ qúy như gỗ lim, gỗ gụ… và ngâm xuống ao để sau này làm nhà cho các con khi khôn lớn lập gia đình thì có nhà ở. Như vậy là chắc ăn, chẳng lo bị cháy, chẳng lo bị mất trộm. Nhưng đến năm 1954, bị nhà nước Cộng Sản tịch thu hết. Thế là “tay trắng lại hoàn trắng tay…” Chạy được vào miền Nam, lại lo làm giầu, và của cải tích trữ được đều để vào Ngân Hàng, như vậy chẳng còn gì mất mát, lại có lời thêm! Nhưng đâu có ngờ, năm 1975, Cộng Sản tràn vào miền Nam và tịch thu các ngân hàng; tiếp theo là mấy đợt đổi tiền liên tiếp… Thế là lại “trắng tay.” Câu chuyện của các cụ kể đến đó là hết… Nhưng “câu chuyện làm giàu” chưa hết… Con cháu các cụ chạy được sang Hoa Kỳ, lại cũng lo làm giàu, và lo gửi vàng bạc, qúy kim vào các ‘hộp an toàn’ ở ngân hàng Key Bank ở một thành phố vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Nhiều người gửi như vậy, vì không muốn để số tiền lớn trong chương mục ngân hàng vì lý do riêng, hoặc vì số tiền do làm ăn bất chính, hoặc gian lận trợ cấp… sợ Sở Thuế Vụ nhòm ngó… Chẳng may vào khoảng năm 1997, vào dịp cuối tuần nghỉ Lễ Lao Động, những kẻ gian manh, dùng khoan điện, khoan một lỗ ở tầng trên xuống ngay chỗ để các ‘hộp an toàn’; rồi khoan các hộp ra và lấy đi nhiều qúy kim của nhiều người, trong số đó có con cháu của các cụ. Thế là con cháu các cụ lại đau đớn vì bao của cải tan biến mất. “Ôi của cải chóng qua ở đời này làm bao người gặp bao ưu phiền…”

Chúng ta thường quá lo làm giầu để của cải, cơ nghiệp cho con cháu. Nhưng chính của cải đó nhiều khi làm hư con cháu. Dựa vào tài sản ông bà cha mẹ để lại, con cháu đâm ra lười biếng, không chịu học hành, không chịu siêng năng làm việc. “Nhàn cư vi bất thiện,” chúng sống ăn chơi trác táng đi đến chỗ thân tàn ma dại, tài sản tiêu tan. Đúng là thương con cháu, nhưng là “thương hại!”… thương mà hóa ra hại chúng! Người Hoa Kỳ huấn luyện cho con cái biết sống tự lập ngay khi còn nhỏ. Những người giầu có thường dành nhiều của cải để giúp các hoạt động văn hóa, từ thiện, tôn giáo… Họ chỉ giúp con cái cho đến khi đủ 18 tuổi. Khi đủ 18 tuổi các em thích làm việc để sống tự lập bằng bàn tay, khối óc của mình. Các em thường vừa đi học, vừa đi làm. Ít người muốn sống dựa vào cha mẹ hoặc trợ cấp xã hội.

Có lần tôi nghe một ông kể chuyện về việc giúp mấy đứa cháu ở Việt Nam. Nhưng sau này khi có dịp về thăm họ hàng ở Việt Nam, mới thấy dại. Vừa mất tiền vừa làm hư các em. Các em này chỉ sống ăn chơi dựa vào số tiền ông gởi về, không lo học hành, không lo làm ăn, chẳng có nghề nghiệp gì để sống tự lập… chỉ khôn khéo tạo ra các mánh lới để xin tiền từ nước ngoài gởi về.

Mỗi người chúng ta đều phải lo ‘làm giầu’, phải lo tăng gia sản xuất để xây dựng và phát triển thế giới mà Chúa đã dựng nên và ban cho nhân loại để phát triển mãi mãi về mọi phương diện ( Xin đọc chương đầu sách Sáng Thế). Chúng ta phải lo ‘làm giầu’ để xây dựng bản thân, gia đình và xã hội.

Nhưng…

Hãy làm giầu một cách lương thiện. Không buôn bán gian lận. Không bóc lột sức lao động của người làm công. Không gian lận trợ cấp xã hội. Không làm giầu bằng buôn bán thuốc phiện để gây bao tệ nạn xã hội. Không làm giầu bằng ham mê cờ bạc… “Của phi nghĩa có giầu đâu…”
(Xin doc: Lc 12, 13…1 Tm. 6, 9…17…)

Chúng ta phải siêng năng làm việc, nhưng cũng biết dành thời giờ để nghỉ ngơi, để chia sẻ tình thương giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái. Có những gia đình quá lo làm giầu đến khi có tiền bạc thì ‘tình yêu đổ vỡ’, gia đình ly tán. Hoặc không để giờ săn sóc con cái, đến khi chúng hư hỏng mới ân hận không kịp.

Chúng ta cũng phải dành thời giờ để lo cho đời sống tinh thần. Con người khác con vật, vì vừa có xác, vừa có hồn. Vừa có đời sống vật chất, vừa có đời sống thiêng liêng. Vừa có đời sống gia đình, vừa có đời sống xã hội. Do đó, chúng ta cũng phải chu toàn bổn phận thờ phượng Chúa, thăm viếng những người gặp hoạn nạn, những người đau ốm. Tham gia các sinh hoạt của cộng đoàn , gia nhập các hội đoàn, ca đoàn. Tham dự các lớp học về Kinh thánh, tham dự các dịp nhà thờ tổ chức tĩnh tâm, nhất là vào Mùa Chay và Mùa Vọng để chuẩn bị Đại Lễ Phục Sinh và Giáng Sinh, và để canh tân bản thân và gia đình, thăng tiến hôn nhân và giáo dục con cái.

Khi có của cải, chúng ta hãy biết ‘trả lại Chúa những gì Chúa đã ban cho chúng ta,’ bằng cách giúp đỡ những người nghèo khó, các công cuộc truyền giáo, xã hội và văn hóa. “Tôi biết lấy gì để trả lại cho Chúa những gì Chúa đã ban cho tôi…”(Xin đọc Mt. 19, 1…).

Chính ‘của cải’ làm thăng tiến con người và thế giới. Nhưng cũng chính của cải có thể làm băng hoại lương tâm con người, lương tâm chức nghiệp, băng hoại gia đình, xã hội. “Chúng ta hãy biết dùng của cải chóng qua mà mua lấy Nước Trời”(Lc 12, 33; Mt. 6,16) để khi nhắm mắt lìa đời, chúng ta được an tâm trở về với Chúa là Cha chúng ta. Lúc đó bỏ lại mọi sự, mọi của cải trần gian, chúng ta có thể nở một nụ cười để từ biệt thế giới này, và Chúa cũng mỉm cười để đón chúng ta vào Nước Hằng Sống, và ngài có thể nói với chúng ta “Con hãy vào dự phần thưởng Nước Trời, vì xưa Cha đói, con đã cho ăn… Cha khát, con đã cho Cha uống…” (Xin đọc Phúc Âm Matthêu 25, 31-46).

TRÁCH NHIỆM LUÂN LÝ TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH



Linh Mục Trần Mạnh Hùng C.SsR., S.T.D
Gần đây tại một số các quốc gia, đặc biệt là các nước phương Tây, tỷ dụ như Anh, Mỹ, Gia Nã Đại, Tây Ban Nha,
[1] một số các phong trào của các nhóm đồng tính luyến ái đã vận động và đòi Quốc Hội chấp nhận quyền được kết hôn của những người cùng phái, gồm cả nam lẫn nữ, (same-sex marriage) và hợp thức hoá hôn nhân của họ, để họ cũng được hưởng quyền lợi như những cặp hôn nhân khác. Trước sức ép của việc hợp thức hoá hôn nhân cùng phái và sự kiện ly dị mỗi ngày một gia tăng,[2] khái niệm truyền thống về hôn nhân và giá trị gia đình dường như không còn được rõ ràng đối với một số đông trong anh chị em chúng ta. Lẽ đó, người viết xin mạo muội được chia sẻ một vài suy tư và cảm nghĩ của mình về trách nhiệm luân lý trong đời sống hôn nhân và gia đình đối với thời đại mà chúng ta đang sống.

I. TÌNH YÊU HÔN NHÂN ĐANG BỊ ĐE DỌA.
Đức cố thánh cha Gioan Phaolô II, nhân dịp viếng thăm Mexico tháng 5.1990 đã nói về gia đình như sau: "Tình yêu trong thế giới ngày nay đang bị đe dọa bằng nhiều cách và tình yêu gia đình đang bị lu mờ dần dần." Để điều chỉnh lại tình trạng này, Ngài nói đến sự cao cả và trách nhiệm của gia đình. Gia đình là một cộng đồng đầu tiên của sự sống và tình yêu. Gia đình là một môi trường đầu tiên nơi con người học yêu mến và cảm thấy được mến yêu. Không những bởi người khác mà còn bởi chính Thiên Chúa nữa. ĐTC kêu gọi như sau: "Vì thế, hỡi các cha mẹ Công Giáo, bổn phận của anh chị em là xây dựng và gìn giữ tổ ấm này, trong đó con cái anh chị em được sinh ra và lớn lên trong phẩm giá làm con T.C. Nhưng tình yêu của anh chị em chỉ có thể nói về T.C cho con cái của anh chị em, nếu trước hết anh chị em được sống trong sự thánh thiện và trong việc tận hiến hoàn toàn cho nhau trong hôn nhân."
Do đó, mục đích của bài viết này nhằm đưa ra một vài yếu tố cơ bản giúp chúng ta có thể thực hiện và xây dựng một mái ấm gia đình Kitô Giáo, thể theo như những gì mà Vị Cha chung của chúng ta, Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã mời gọi.

II. TRÁCH NHIỆM LUÂN LÝ TRONG HÔN NHÂN
1) Thời gian đính hôn.
Thông thường thì việc chuẩn bị cho hôn nhân được diễn ra, sau thời gian mà hai anh chị đã quen nhau và đã trở nên thân thiết. Sau thời gian này, nếu được tiếp tục, họ sẽ đi đến thời kỳđính hôn. Cái động lực chính để đưa hai tâm hồn đến với nhau, trong nhiều trường hợp, đó chính là tình yêu mà họ đã cảm nghiệm được từ nơi nhau. Người thanh niên kia vàcô thiếu nữ nọ tự khám phá ra những nét độc đáo nơi đối tượng của mình, mà thiết tưởng người ngoài cuộc có thể không nhìn thấy, và điều đó khiến cho cả hai người cảm thấy họ thực sự thuộc về nhau. Có thể trong một vài trường hợp khác, cái động lực chính trong việc chọn lựa cho mình một người bạn đời, lại là những yếu tố có tính thực tiễn và do bởi lý luận tự nhiên, tỷ dụ như cùng một nghề nghiệp hay cùng chung một sở thích. Nhưng cũng có trường hợp, tuy chỉ mới gặp nhau đôi ba lần mà cả hai anh chị đã yêu nhau ngay lập tức. Đó là một sự kiện mà ta hay đề cập đến gọi là "tiếng sét của ái tình", nhưng dầu sao đi chăng nữa, thì chúng ta cũng không nên loại trừ vai trò của lý trí và tiếng nói của lương tâm trong việc chọn lựa người bạn đời cho chính mình. Vì đôi khi yêu quá cũng có thể hóa dại.
Người bạn đường tương lai phải có trách nhiệm xem xét và tìm hiểu coi đối tượng và mình có thể hoà hợp với nhau hay không? Và có sẵn sàng chia sẻ vơí nhau những khó khăn để cùng nhau xây dựng hạnh phúc lứa đôi cho bền lâu. Đây thiết nghĩ là công việc của thời gian đính hôn.

2) Ý nghĩa của giai đoạn đính hôn.
Thời gian đính hôn là một cơ hội thuận tiện, cho phép cả hai tìm hiểu lẫn nhau để xem tình yêu của mình có được đặt trên một nền tảng vững chắc hay không? Trong giai đoạn này, họ có thể có những tranh luận hoặc bất đồng ý kiến với nhau trong khi thảo luận hay nói chuyện. Họ có thể dò xét những sở thích của nhau, tìm hiểu những ưu khuyết điểm của nhau và giúp nhau vượt qua những tính hư nết xấu nếu có. Dần dà như thế, họ có thể hiểu rõ hơn về đối tượng của chính mình để có một cái nhìn trung thực và chuẩn xác hơn. Và hy vọng với những chiều hướng như thế, sau này họ sẽ khắc phục được những khó khăn khi về chung sống với nhau với tư cách là vợ chồng.
Có thể nói cái điểm then chốt hay cơ bản, trong thời kỳ đính hôn là thời gian để cả hai bên xem xét lẫn nhau. Và để tránh tình trạng ngộ nhận về đối tượng của mình, thì chúng ta cần có một thời gian tương đối kha khá, có thể là 6 tháng trở lên. Kẻo sau này, khi lấy nhau về, lại có người than rằng: "Phải hồi đó, con biết "ảnh" như dzậy thì con đâu có lấy"… Tính hấp tấp, vội vàng thường hay dẫn đến sự ngộ nhận - "dục tốc bất đạt" - người xưa vẫn nói thế. Nhưng ngược lại, cũng không nên kéo dài quá, tỉ dụ như đã đính hôn cả hơn hai năm mà vẫn chưa thấy cưới, như vậy nó cũng đâm ra thất lợi. Người con gái họ cũng chỉ có một thời mà thôi!
Người trẻ hôm nay, có rất nhiều tự do trong việc chọn lựa cho mình một người bạn đời, so với bậc cha mẹ thuở xưa. Nhưng điều ấy cũng kèm theo sự gia tăng về trách nhiệm cá nhân. Nói một cách chung, thì giới trẻ hôm nay bước vào ngưỡng cửa hôn nhân muộn hơn, so với thời ông bà của chúng ta trước đây.
[3] Điều ấy, nhìn với một khía cạnh tích cực thì nó có thể diễn tả sự trưởng thành trong cái quyết định của chính họ. Tuy vậy, người trẻ hôm nay cũng gặp rất nhiều khó khăn đang khi bước vào đời sống hôn nhân. Họ bị ảnh hưởng bởi những trào lưu tư tưởng hiện đại, coi nhẹ cái giá trị của đời sống gia đình và định chế hôn nhân. Có một số các bạn trẻ quan niệm như sau: Nếu thích thì ở với nhau, còn không thích nữa thì ra toà ly dị, rồi đường ai nấy đi, như vậy là êm xuôi, không phiền toái gì đến ai cả. Quan niệm ấy đặt giá trị hôn nhân như là một "hợp đồng" giữa hai người, mất đi cái ý nghĩa của hôn ước hay giao ước, và mất đi cái giá trị của sự bất khả phân ly trong định chế hôn nhân. Điều này xảy ra rất nhiều ở các nước Tây phương, vì lẽ đó mà con số ly dị của họ lên rất cao. Một vài tỷ dụ để dẫn chứng.
· Tại nước Ý Đại Lợi, theo con số thống kê của Học Viện Quốc Gia cho biết thì có sự gia tăng về mức độ ly dị hiện nay. Họ cho biết cứ 100 đôi hôn phối thì tỷ lệ ly thân là 23.5%. Trong số này có 12.3% sẽ ly dị chính thức. Theo bài viết được đăng tải trên nhật báo La Repubblica phát hành ngày 20.10.2001, thì con số ly dị hiện nay tại Ý gia tăng gấp 3 lần trong những năm gần đây.
· Tại Anh Quốc, theo tờ báo The Time ra ngày 22.8.2001, thì hiện nay đang có một hiện tượng đáng chú ý, đó là con số ly dị đang gia tăng đối với những cặp vợ chồng mà hôn nhân được thực hiện lần thứ hai. Theo thống kê cho biết thì có 18.000 đôi vợ chồng ly dị vào năm 1981 và đến năm 1999 thì có 28.000. Như vậy chỉ trong có 8 năm, con số đã nhảy vọt hơn lên 10.000.
· Tại nước Úc Đại Lợi, theo nhật báo The Age xuất bản tại thành phố Melbourne, phát hành ngày 25.10.2001, thì cứ 3 đôi hôn phối, có 1 đôi sẽ ly dị và con số này còn gia tăng.

Từ đó chúng ta có thể suy ra ảnh hưởng của ý thức hệ rất quan trọng. Tôi rất thích cái câu của Steven Biko, một nhà đấu tranh cho nhân quyền ở Nam Phi trong gian đoạn kỳ thị chủng tộc, giữa người da trắng và người da đen tại đây. Anh ta nói như thế này: "nếu bạn muốn cải tổ xã hội, bạn trước tiên, phải thay đổi cái não trạng của họ." Đời sống hôn nhân sẽ bị ảnh hưởng rất lớn - điều này có thể xấu hoặc tốt - tuỳ theo cái nhìn của mỗi người chúng ta và những giá trị mà chúng ta gán đặt cho nó.
Lẽ đó, mà tôi thiết nghĩ, anh chị em chúng ta, những nhà lãnh đạo tinh thần, chúng ta có một trọng trách rất lớn trong việc bảo tồn, duy trì và phát triển những giá trị đặc biệt trong đời sống hôn nhân Công Giáo. Chúng ta và những người tín hữu trong cộng đoàn của chúng ta phải ra sức tìm cách, hầu đề ra những phương thế hữu hiệu nhằm giúp đỡ và hướng dẫn người trẻ hôm nay, để họ có cơ hội tìm hiểu và khám phá ra cho chính mình những giá trị tốt đẹp và độc đáo trong đời sống gia đình; nhờ đó, họ được am hiểu một cách tường tận thế nào là đời sống hôn nhân. Điều này có thể thực hiện cách hữu hiệu qua các khoá dự bị hôn nhân, nếu chúng ta tổ chức cho đến nơi, đến chốn. Đặc biệt là tại những nơi mà từ xưa đến nay, chúng ta đã có một truyền thống tốt đẹp về các lớp dự bị hôn nhân, có lẽ lúc này chúng ta cần đẩy mạnh và thăng tiến nó để cho nó được hoàn chỉnh hơn.
Theo nhận xét chung, có tính cách mục vụ, thì những người trẻ sắp sửa bước vào đời sống hôn nhân, nếu họ bằng lòng chịu khó chuẩn bị cho mình một cách tỉ mỉ bằng việc tham dự học hỏi cho đến nơi, đến chốn, các lớp dự bị về hôn nhân, thì họ sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội hơn, để xây dựng mái ấm gia đình được bền lâu, và họ sẽ sống hạnh phúc với nhau hơn, là những anh chị em không có tham gia các lớp dự bị hôn nhân. Nói như vậy, cũng không có nghĩa là, hễ ai đi học lớp dự bị hôn nhân thì đều có hy vọng là đời sống lứa đôi của mình sẽ được vững chắc. Vì có nhiều người đến tham dự lớp dự bị hôn nhân với một tính cách miễn cưỡng, bất đặng đừng, chứ cũng chả mấy gì là tha thiết cho lắm, miễn sao cho nó xong, và hoàn tất những thủ tục cần thiết để cha xứ cử hành thánh lễ hôn phối là kể như hoàn tất.
Nói tóm lại, các khóa dự bị hôn nhân là điều tối cần thiết cho tất cả những ai muốn bước vào đời sống gia đình, muốn xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thật khó có thể hiểu được, khi có những người chỉ muốn lái xe hơi, nhưng không bao giờ chịu khó học lái, kết quả là họ đã gây ra tai nạn, và thương tổn đến tính mạng, trước tiên là chính mình, sau đó là những người khác.

III. BẢN CHẤT CỦA HÔN NHÂN
Trong đời sống hôn nhân, người nam và người nữ cả hai hợp nhất với nhau trong cộng đồng yêu thương vợ chồng, tạo cho nhau một mái ấm và sự hỗ tương về mặt an toàn; họ đáp ứng và thỏa mãn cho nhau những ước muốn về phương diện thể xác trong yêu thương, từ đó phát sinh ra con cái. Họ cũng lãnh nhận và đảm nhiệm vai trò giáo dục con cái. Quyền lập gia đình là một trong những quyền căn bản của con người, cũng như quyền bình đẳng giữa những người phối ngẫu trong đời sống gia đình đã được liệt kê trong bản tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Con người (nam lẫn nữ) khi đến tuổi trưởng thành, không bị giới hạn bởi chủng tộc, quốc gia hay tôn giáo, đều có quyền (được lập gia đình) đi đến hôn nhân và xây dựng mái ấm gia đình (điều 16).

1) Những mục đích của hôn nhân.
Mục đích của hôn nhân thì nó đi liền với mục đích của tình yêu tình dục, nhưng chúng lại không nhất thiết là đồng nhất. Đời sống hôn nhân không chỉ có mục đích duy nhất là sinh sản con cái, như vẫn thường được quan niệm trước đây,
[4] nhưng nó còn có những mục đích khác, chẳng hạn như việc giáo dục con cái. Một trong những mục đích khác của đời sống hôn nhân là sự tương trợ lẫn nhau trong một cách thức rất cụ thể, được thể hiện ngang qua cuộc sống hằng ngày, ví dụ như chăm lo săn sóc lẫn nhau, đặc biệt khi đau yếu, đây cũng là một hình thức biểu lộ sự yêu thương của tình nghĩa vợ chồng, song song với việc chăn gối. Nói cách khác, đời sống và mục đích của hôn nhân không chỉ hạn hẹp trong việc sinh sản và các hành động hợp giao.

1.1. Sinh sản và giáo dục con cái.
Một trong những mục đích cơ bản của đời sống vợ chồng là việc sinh sản con cái: "Hôn nhân và tình yêu vợ chồng, tự bản tính qui hướng về sự sinh sản và giáo dục con cái. Con cái là ân huệ cao quí nhất của hôn nhân và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc của cha me…” Khi nói như vậy, không có nghĩa là Công Đồng Vaticanô II, xem thường hay coi nhẹ những giá trị khác trong đời sống hôn nhân. Thực ra, hai mục đích này (và nhiều mục đích khác để phát triển nhân phẩm về mọi phương diện) đều là chính yếu, nghĩa là hôn nhân đòi hỏi quyền lợi để hai bên (vợ chồng) nhờ nhau mà đạt tới mục đích ấy. Lập giao ước hôn nhân, nhưng loại trừ quyền lợi để sinh sản con cái thật là vô lý và giao ước không thành. Điều này muốn ám chỉ đến những đôi vợ chồng lấy nhau chỉ để muốn hưởng thụ nhục-cảm, chứ không màng gì đến việc sinh con cái. Lẽ đó, dưới cái nhìn của Công Đồng thì những đôi hôn nhân như vậy không thành sự, xét về phương diện bí tích.
Do đó, việc thể hiện đích thực tình yêu vợ chồng cũng như toàn thể tổ chức đời sống gia đình phát sinh từ việc sinh sản con cái, đều nhằm giúp đôi vợ chồng can đảm sẵn sàng cộng tác với tình yêu của Đấng Tạo Hoá và Cứu Thế, mặc dù không loại bỏ các mục đích khác của hôn nhân (như đã giải thích ở trên). Nhờ đời sống lứa đôi, Thiên Chúa làm cho gia đình Ngài càng ngày càng bành tướng và phong phú hơn.
Bổn phận truyền sinh và giáo dục con cái phải được coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng. Trong khi thi hành bổn phận ấy, họ biết rằng mình cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa Tạo Hoá và như thể trở thành những kẻ diễn đạt tình yêu của Ngài. Bởi vậy, họ sẽ chu toàn bổn phận của mình với trách nhiệm là bậc cha mẹ và là người Ki-tô hữu.
Nhằm chú giải ước muốn của Đấng Tạo Hoá, Thánh Kinh đã chí lý khi coi việc lưu sinh hậu thế là một mục đích thiết yếu trong đời sống hôn nhân. Lời chúc lành của Thiên Chúa cho cặp vợ chồng đầu tiên của nhân loại trong Sách Sáng Thế ký "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất" (St 1, 28), đã ban cho đời sống lứa đôi khả năng sinh sản ở tất cả mọi thời và mọi nơi. Lời chúc phúc này của Thiên Chúa dành cho đời sống hôn nhân được thể hiện nơi niềm tin của dân Do-thái rằng: con cái là ân huệ của Thiên Chúa. Và trong cái kế hoạch của Thiên Chúa đối với đời sống gia đình, là họ phải sinh sôi nảy nở nhằm bành trướng nhân loại.
Mặc dầu, một số gia đình hôm nay đã giới hạn số con mà họ sẽ có, so với thời gian trước đây, vì những lý do chính đáng và dẫu cho chúng ta hiện tại, đang nhấn mạnh nhiều đến khía cạnh tình yêu tương-trợ và sự ân cần nâng đỡ lẫn nhau trong đời sống lứa đôi hơn, so với quá khứ, thì một số đông vợ chồng vẫn tiếp tục khao khát và ước mong có con. Điều này được thể hiện qua các cặp vợ chồng hiếm muộn về việc sinh con. Họ đã nổ lực và đã tìm đủ phương pháp chữa trị hầu có thể thụ thai. Và ngay cả những cách thức trên đã không thành công, thì họ đã nhận một con nuôi. Điều này là một chứng cớ hiển nhiên, có sức thuyết phục chúng ta về sự thật rằng: định chế hôn nhân và tình dục tự bản chất của nó qui hướng về việc sinh sản con cái.
Định chế hôn nhân và mái ấm gia đình tạo nên những điều kiện hay môi trường thuận lợi cho việc sinh sản con cái và giáo dục chúng. Quả thực, đời sống hôn nhân và gia đình chuẩn bị một bầu khí cần thiết cho tình yêu vợ chồng và hoa trái của tình yêu đó là những đứa con. Vì thế các quan hệ về tình dục chỉ hợp pháp trong lãnh vực đời sống hôn nhân.

1.2. Sự nâng đỡ lẫn nhau và lòng thủy chung trong tình yêu.
Một mục đích quan trọng khác được đạt đến ngang qua giao ước hôn nhân, đó chính là sự giúp đỡ lẫn nhau và lòng thủy chung trong tình yêu của đời sống vợ chồng. Người xưa vẫn nói: "dấu ấn của tình yêu là lòng chung thủy." Trong hôn nhân, người nam cũng như người nữ: "phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hợp mật thiết trong con người và hành động của họ, cảm nghiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau mỗi ngày mỗi đầy đủ hơn. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau, cũng như lợi ích của con cái, buộc vợ chồng phải trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly (Gaudium et Spes, 48). Trong giao ước hôn nhân, người nam và người nữ với những năng khiếu và khả năng khác biệt, bổ túc lẫn nhau một cách hết sức hoàn hảo. Nói cách khác, họ bổ sung cho những khiếm khuyết của nhau.
Chính mục đích này mà trong đời sống hôn nhân đã được Thánh Kinh trong Sáng Thế Ký xác định và thuật lại, nó xảy ra trong vườn địa đàng. Lý do tại sao Thiên Chúa phú ban một người nội trợ và cũng là bạn đường cho người đàn ông, là để nâng đỡ lẫn nhau và để trở nên bạn đồng hành. "Người nam ở một mình không tốt. Ta sẽ làm cho nó một người trợ tá tương xứng với nó" (St 2,18). Vì vậy, Thiên Chúa đã dựng nên một người nữ. Nhìn thấy người phụ nữ, Adam đã nói: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!" Và Thánh Kinh đã kết luận: "Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt" (St 1, 23tt). Cách diễn tả "một xương một thịt" xác định một cách hết sức thực tiễn và rõ rệt sự trọn vẹn và giúp đỡ lẫn nhau, giữa người nam và người nữ trong đời sống hôn nhân. Điều đó ngụ ý rằng hôn nhân không chỉ là một sự ràng buộc, nhưng nó là một thực thể mới, hay là một đời sống mới, một cuộc sống chung với nhau, đã được cấu tạo và trong thực tế chúng ta không bao giờ có thể tháo gỡ.
Sự giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ chồng trong đời sống hôn nhân, không chỉ trong những khi vui tươi phấn khởi hay là hạnh phúc ngập tràn, mà ngay cả những khi gặp khốn khó, hoạn nạn hay ưu sầu. Nói tóm lại, đã là vợ chồng thì chúng ta phải chung lưng đấu cật, cùng chia sẻ với nhau tất cả mọi ưu tư lo lắng trong đời sống lứa đôi. Sự so sánh giữa hôn nhân loài người và sự kết hiệp mật thiết giữa Chúa Giê-su và Giáo Hội được mô tả trong thư gửi tín hữu Ê-phê-sô (Ep 5,21-33). Đó là điều thánh Phaolô muốn chúng ta nắm giữ khi ngài nói: Hỡi các người chồng, hãy yêu mến vợ mình như Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội, và đã nộp mình vì Giáo Hội, để thánh hóa Giáo Hội (Ep 5,25-26), và thánh nhân cũng không quên nhấn mạnh rằng: "này người nam sẽ rời bỏ cha mẹ mình để gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ làm thành một xác thịt duy nhất. Mầu nhiệm này thật lớn lao: tôi muốn ám chỉ về Chúa Kitô và Giáo Hội." (Ep 5,31-32). Xem Sách Giáo Lý Công Giáo (GLCG), số 1617.

Điều mà tôi vừa trích dẫn ở trên, nhằm mục đích nói lên một thực tại trong đời sống hôn nhân, đó là ý nghĩa của sự khổ đau, được coi như thập giá. Quả thực, trong bất kỳ bậc sống nào, tu trì hay lập gia đình, chúng ta đều có thập giá mà Chúa trao gởi cho chúng ta. Điều ấy không có nghĩa là chúng ta dơ tay đầu hàng khi đối diện với những khổ đau, thất bại hoặc điều bất hạnh xảy đến. Là Ki-tô hữu chúng ta được kêu mời để không ngừng nổ lực đem hết mọi cố gắng hầu bảo vệ và duy trì hạnh phúc gia đình, ngay cả những khi gặp trục trặc. Đôi khi, chúng ta cũng cần nhắc nhở chính mình là những bất hạnh ấy cũng có thể là những cơ may cho chúng ta, nhằm điều chỉnh một vài sự sai trái của bản thân và cũng có thể trở thành trường dạy của tình yêu, giúp ta khám phá ra những giá trị cao hơn của đời sống vợ chồng.

2) Sự bất khả phân ly trong đời sống vợ chồng.
Một số xã hội trong thế giới ngày nay đã cho phép ly dị trong một vài trường hợp, khi có sự bất tương xứng giữa những cặp vợ chồng. Trong số những nguyên nhân và căn cớ làm nền tảng cho việc ly dị được công nhận, đó là vấn đề ngoại tình, đặc biệt là điều ấy nếu được gây ra do người vợ. Một nguyên nhân nữa gây nên sự ly dị, đó là tình trạng hiếm muộn không thể sinh con do người vợ, một giải pháp được đưa ra cho vấn nạn trên, là cho phép người đàn ông được cưới vợ bé. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần ghi nhận rằng: phần đông các quốc gia không coi việc ly dị là một giải pháp lý tưởng. Vì thế, việc ly dị tuy được chấp nhận ở một vài xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả mọi nơi đều nhất trí và ủng hộ lập trường đó.
Vấn đề ly dị, trong những thập niên gần đây đã trở thành một vấn nạn khá thương đau. Cấp độ ly dị đã gia tăng một cách hết sức nhanh chóng.
[5] Nhiều lý do được đưa ra hay được vịn tới, thêm vào số những lý do đã được nêu trên. Sự tự do phóng túng trong vấn đề tình dục đã được chấp nhận cách rộng rãi hơn trước. Trong thế giới kỹ nghệ hoá và với những thành phố văn minh hiện đại ngày nay, con người không còn chung sống như một đại gia đình, trong đó gồm có ông bà nội, ngoại, hay cô chú, dì dượng… v.v.., trái lại, họ sống như kiểu gia đình hạt nhân hay còn gọi là tiểu gia đình: trong đó chỉ có ba mẹ và con cái. Điều này, một mặt, đánh mất đi sự nâng đỡ hữu hiệu của những thân nhân ruột thịt, bà con trong họ hàng đối với vợ chồng. Đàng khác, đối với những cặp vợ chồng mà họ phải sống xa nhau tạm thời, vì công ăn việc làm. Trong những hoàn cảnh như vậy sẽ gia tăng cái nhu cầu tìm cho mình một người "bạn đường" khác. Thêm vào đó, con người ngày hôm nay dường như sống lâu hơn, đặc biệt trong những quốc gia phát triển và văn minh so với ba hoặc bốn chục năm trước đây. Trong quá khứ, cái chết của hai vợ chồng sẽ kết thúc hôn nhân, trước cái thời điểm mà họ có thể cứu xét đến việc ly dị. Trái lại, ngày hôm nay, nếu có sự ly thân, thì điều ấy quả là một gánh nặng đau khổ, bởi vì sự sống của con người hôm nay kéo dài hơn. Nhiều đạo luật cho phép việc ly dị, mà chúng ta thấy trong thế giới ngày nay tại một vài quốc gia, chẳng qua, đó cũng là một phản ảnh của thực tế về những sự kiện thay đổi trong cuộc sống con người; nhưng cùng lúc điều ấy, cũng là một lời mời hấp dẫn và dễ dàng bị cám dỗ. Nó đưa đến cho chúng ta một giải pháp rất thuận tiện cho những khó khăn mà chúng ta đang gặp trong đời sống hôn nhân, nhất là khi cơm không ngon, canh không ngọt.
Một mặt khác, điều này cũng ghi nhận rằng, theo con số thống kê cho biết, một tỷ lệ khá đáng kể của nhiều cặp vợ chồng đã ly dị, họ đã công khai thú nhận rằng: hôn nhân của họ có thể được cứu vãn. Dám thú nhận điều này, quả thực là một hành động khiêm tốn và là một lời khuyến khích thật quí báu cho những cặp vợ chồng khác khi họ đang gặp khó khăn.
[6]

VI. QUAN ĐIỂM CỦA THÁNH KINH ĐỐI VỚI VIỆC LY DỊ.
1. Cựu Ước
Thái độ của Cựu Ước đối với việc ly dị thì đồng quan điểm với những dữ kiện mà người ta tìm thấy dựa vào khoa nhân học xã hội (Social Anthropology) . Trong thời Giáo phụ, chỉ có một trường hợp ly dị được nhắc tới: đó là việc Tổ phụ Abraham đuổi nàng thiếp của mình theo yêu cầu của Sarah (St 21, 9-14). Sự việc khước từ một cô vợ nếu không có lý do chính đáng, thì tiền nộp cho phía cô dâu sẽ không được trả lại cho chú rễ, hẵn nhiên, điều này cũng nhằm để ngăn ngừa tình trạng từ chối hôn nhân hay ly dị một cách tự tiện, và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Nhưng trong thực tế, hay trên phương diện nguyên tắc, ly dị vẫn có thể xảy ra, và luật lệ của người Do-thái cho phép thực hiện điều ấy và chấp nhận điều đó là hợp pháp. Nếu người đàn ông đã lấy vợ và đã cưới hỏi rồi, mà sau đó vợ không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly dị, trao tận tay và đuổi ra khỏi nhà (x. Đnl 24,1). Điều nổi bật và đáng chú ý của chứng thư ly dị là người phụ nữ đó được quyền tái giá với một người đàn ông khác mà không phạm tội ngoại tình (x. Đnl 24, 2).
Lý chứng để làm nền tảng cho việc ly dị được mô tả khá chi tiết trong bản văn của sách Đệ Nhị Luật, và đã là nguyên nhân cho những cuộc tranh luận sôi nổi trong giới các luật sĩ. Trong thời buổi Chúa Giê-su, có hai lối giải thích khá quan trọng đối với luật cho phép được ly dị, xuất phát từ hai trường phái.
· Trường phái thứ nhất là của Shammai, có vẻ nhặt nhiệm hơn, chỉ có việc ngoại tình của người vợ thì mới được coi là đủ lý chứng cho việc ly dị.
· Trường phái thứ hai là của Hillel, được đặt trên nền tảng của chương 24, câu 1, trong sách Đệ Nhị Luật, cho rằng bất cứ lý do gì cũng được. Trong số đó, một vài lý do được nhắc tới, tỷ dụ như việc người vợ nấu thức ăn bị cháy, hoặc ngay cả nếu người chồng tìm thấy một người phụ nữ khác đẹp hơn, thì ông ta cũng có quyền ly dị vợ mình để đính hôn với người ấy. Dân chúng thời Chúa Giê-su trong các hội đường ủng hộ lập trường của phái Hillel. Dẫu vậy, việc ly dị cũng đã không xảy ra thường xuyên, chỉ có những kẻ giàu có lợi dụng chuyện này.

Các ngôn sứ, một đàng tỏ ra chấp nhận việc ly dị như một thực tại của hoàn cảnh; nhưng đàng khác, họ nhìn nhận sự bất khả phân ly trong hôn nhân là một lý tưởng. Tuy nhiên, điều rõ nét nhất trong toàn bộ các lời giảng dạy của các ngài về hôn nhân và sự trung tín giữa vợ chồng, thì việc ly dị là điều không thể xảy ra. Sự bất khả phân ly trong đời sống hôn nhân thì cũng giống như cái lý tưởng một vợ một chồng, được các ngôn sứ bao hàm trong lối so sánh của họ, nhằm nói lên mối liên hệ mật thiết của Đức Chúa Yavê và dân Do-thái, tựa như một hôn ước (marriage covenant). Tột đỉnh của lý tưởng hôn nhân được mô tả trong Cựu Ước, qua đoạn sách của ngôn sứ Malachi (2,14-16).
"Bởi Đức Chúa Trời là chứng nhân giữa ngươi và người đàn bà ngươi đã cưới trong tuổi thanh xuân. Chính ngươi đã phản bội nó, mặc dầu nó là bạn đường và là người vợ kết ước với ngươi. Người đã chẳng làm nên một hữu thể duy nhất có xác thịt và Thần Khí đó sao? Vậy hữu thể duy nhất này tìm cái gì? Một dòng dõi của Thiên Chúa. Các ngươi hãy coi chừng và chớ phản bội người đàn bà ngươi đã cưới trong tuổi thanh xuân. Quả thật, Ta ghét việc rẫy vợ, Đức Chúa, Thiên Chúa Ít-ra-en phán."

Cái lý tưởng này cũng được phản ảnh trong đoạn Sách Sáng Thế, nói về việc Thiên Chúa tạo dựng người phụ nữ nơi vườn điạ đàng, trong cái khung cảnh mà hôn nhân đầu tiên được mô tả như là chỉ có một vợ và một chồng và hôn nhân có tính cách vĩnh viễn.

2. Tân Ước
Những tranh luận về việc ly dị giữa những người Do-thái với nhau, tạo cơ hội cho Chúa Giê-su trả lời cho vấn đề, và đưa ra cái quan điểm của Ngài một cách công khai, và thẳng thừng lên án cách mạnh mẽ, những sự ươn hèn của các luật sĩ Do-thái và lập trường của chính họ về vấn đề ly dị.
Lời lẽ phát biểu của Ngài được ghi lại trong Tin Mừng của Mát-thê-ô (5,31tt), Lu-ca (16,18) và thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô (1Cô-rin-tô 7,10tt). Cũng như trong các cuộc thảo luận được ghi lại do Mác-cô (10,2-12) và Mát-thê-ô (13, 3-9). Trong khi tranh luận với các biệt phái, Chúa Giê-su đã hủy bỏ việc cho phép ly dị theo luật của Mô-sê, điều ấy đã được ban cho dân Do Thái, vì tấm lòng chai đá của họ. Chúa Giê-su đã trưng dẫn hai đoạn Sách Thánh nhằm chống lại và phản đối sự việc Mô-sê đã chuẩn cho dân Do-thái được phép viết chứng thư ly dị. Theo Sách Sáng Thế Ký, phụ nữ được coi như ngang hàng và bình đẳng về nhân-phẩm với nam giới. "Cả nam lẫn nữ Thiên Chúa đã dựng nên họ." (St 1,27) " và cả hai thành một xương một thịt" (St 2,21). Sự hiệp nhất bền vững giữa người nam và người nữ được Đức Ki-tô nói rõ khi nhắc lại ý định "từ nguyên thủy" của Đấng Sáng Tạo. "Họ không còn là hai; nhưng chỉ là một xương một thịt" (Mt 19,6). Lẽ đó, họ không thể phân ly.
Lời Chúa Giê-su tỏ cho biết, Ngài khẳng định từ chối bất cứ trường hợp ly dị nào. Nhưng chẳng phải trong Tin Mừng đã chả cho phép rẫy vợ (ly dị) trong trường hợp ngoại trừ đó sao? sự kiện này đã được hợp thức hoá trong điều khoản phạm tội gian dâm với người khác.
"Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ tới chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình" (xem Tin Mừng Mát-thê-ô 5,32).

Và Mát-thê-ô 19,9 " Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác thì phạm tội ngoại tình".

Phải công tâm mà nói việc chú giải đoạn văn trên với "mệnh đề đặt điều kiện" là một việc khá phức tạp và nhiều khó khăn. Tuy nhiên, điều ấy vẫn không có hiệu lực làm mất đi cái giá trị căn bản mà Chúa Giê-su đã tuyên bố về việc ly dị. Mác-cô, Lu-ca và Phao-lô không hề hay biết về trường hợp ngoại trừ này. Không thể hình dung được là họ đã bỏ sót một tuyên ngôn khá quan trọng như vậy.
Vậy thì chúng ta phải giải thích như thế nào cái điều khoản gian dâm? Nhiều học giả Thánh Kinh đã cố gắng chú giải điều ấy với những lý lẽ khác nhau. Tuy nhiên, có hai giả thuyết đã được đại đa số chấp nhận. Giả thuyết thứ nhất cho rằng từ "Porneia" (nguyên ngữ Hy lạp), trong mệnh đề nhắm tới việc cưới hỏi lẫn nhau giữa những người trong họ hàng thân tộc, điều này đã được cấm đoán trong Cựu Ước (x. Lv 18, 6 tt) và vì thế được coi như là bất hợp pháp, bởi người Do-thái cũng như bởi Giáo Hội thời sơ khai, trong khi điều ấy được coi như là hợp pháp đối với dân ngoại (tỉ dụ đám cưới giữa chú và cháu hoặc giữa anh em họ với nhau). Những cuộc hôn nhân như vậy, sau này có thể bị khám phá ra khi họ nộp đơn xin rửa tội để trở lại đạo, và hôn nhân của họ phải được kết thúc hoặc giải thể. Điều này, tạo nên cái ấn tượng là cho phép ly dị đối với người lương dân, sau này các nhà soạn thảo lại Tin Mừng theo thánh Mát-thê-ô đã nỗ lực cố gắng để đưa ra một giải thích thỏa đáng cho vấn đề nan giải này.
Giả thuyết thứ hai thì cho rằng cái mệnh đề (đặt điều kiện) ấy, mô tả một trường hợp ngoại trừ thật sự đối với việc cấm đoán ly dị. Từ "Porneia" được chuyển ngữ là thông dâm/gian dâm (Fornication) hoặc ngoại tình (Adultery). Lối giải thích này được các nhà chú giải Kinh Thánh của giáo phái Tin Lành và Chính Thống Giáo chấp nhận cách rộng rãi, và cho đến nay thì một số đông các học giả Công Giáo cũng đã chấp nhận. Hầu hết các nhà chú giải Kinh Thánh (trong số đó có cả Công Giáo) hiện nay, có xu hướng chấp nhận trường hợp ngoại lệ cho vấn đề ly dị trong trường hợp người vợ phạm tội ngoại tình.
Nhưng nếu chúng ta đối chiếu với phần chú giải - nằm ở cuối trang - của bản dịch Tân Ước do Ban PhụngVụ Các Giờ Kinh thực hiện, thì chúng ta thấy văn bản được dịch là "ngoại trừ trường hợp HÔN NHÂN BẤT HỢP PHÁP" (Mt 5,32) và cụm từ hôn nhân bất hợp pháp được giải thích như sau: diễn dịch từ Hy lạp "porneia". Theo văn mạch ở đây cũng như ở Mt 19,9 và so với Mc 10,11-12; Lc 16,18; 1Cr 7,10-11, thì Chúa Giê-su thắt chặt lại khoản luật lỏng lẽo của Cựu Ước về ly dị (x. Đnl 24,1-2). Trường hợp ngoại trừ ở đây không phải là ly dị vì ngoại tình (Hy Lạp: moikheia). Porneia cũng không hiểu là gian dâm theo nghĩa thông thường, mà theo luật Do-thái thời xưa. Những cuộc sống chung giữa những người họ hàng với nhau mà Lê-vi 18 kê khai được coi là gian dâm, nghĩa là bất hợp pháp. Có lẽ Mát-thêu muốn đưa về Công Vụ Tông Đồ 15, 29 (cũng từ porneia): các tín hữu gốc ngoại phải tránh kết hôn với người có họ hàng, vì đó trái luật Do-thái, dù rằng theo luật đời, các hôn nhân giữa họ hàng như vậy có thể hợp pháp.
Chúa Giê-su từ chối việc ly dị (đối với giả thuyết thứ hai, nghĩa là được phép ly dị), nếu người vợ phạm tội ngoại tình. Sự kiện Chúa Giêsu phản đối việc ly dị, điều đó được xem như là một biểu lộ của lý tưởng, chứ không phải là luật hoàn toàn có tính cách tuyệt đối. Quan điểm này được ủng hộ dựa vào những chứng cớ tìm thấy nơi đoạn Tin Mừng của Mát-thê-ô 5, 3tt, qua Bài Giảng Trên Núi. Tại đây, chính Chúa Giê-su, trong một diễn đạt khoáng đại đã mời gọi con người đạt tới mức thiện hảo vô song. Nhưng điều ấy không có nghĩa là đặt ra những luật lệ buộc con người phải tuân giữ theo sát bản văn.
Trong Bài Giảng Trên Núi, có rất nhiều lời tuyên bố với tính cách xác quyết. Tuy nhiên, Giáo Hội chỉ coi đó là những lý tưởng chứ không phải là giới luật (ví dụ như những huấn dụ về lời thề hứa, việc bất bạo động, yêu thương kẻ thù và nên hoàn thiện như Thiên Chúa - xem Mt 5, 21-48).
[7] Vì thế, việc Chúa Giê-su khăng khăng phản đối việc bất khả phân ly trong đời sống hôn nhân có thể mang một tính chất giống như vậy, nó chỉ là một lý tưởng mà người ta phải nỗ lực ra sức theo đuổi chứ không hẳn là một lề luật áp chế tất cả mọi người tuân theo, theo nghĩa ngữ của nó.
Nói tóm lại, quan điểm của Chúa Giê-su thì đơn giản: lý tưởng cho các cặp vợ chồng Ki-tô giáo là họ nên trung tín với nhau, cho nên việc ly dị xét ra không cần thiết. Nhưng một mặt khác, Giáo Hội thời tiên khởi, dường như cũng đã xem xét đến những điều kiện thực tiễn của một thế giới bị giới hạn bởi những khiếm khuyết và tội lỗi, nên không thể tránh khỏi những bất trắc xảy ra, cho nên các ngài cũng đã tìm kiếm một giải pháp thích hợp nhằm điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại. Nơi đây, ta cũng nên nhắc lại trường hợp ngoại trừ được thánh Phao-lô cho phép, trong trường hợp, một người ngoại giáo mà họ muốn ly dị với người phối ngẫu của họ đã trở thành Ki-tô hữu. Trong trường hợp này, thánh Phao-lô phán quyết như sau: Người tín hữu không bị bó buộc phải duy trì bậc sống độc thân. "Còn với những người khác, thì tôi nói chính tôi chứ không phải Chúa: nếu anh em nào có vợ ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng rẫy vợ. Người vợ nào có chồng ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng bỏ chồng. Thật vậy, chồng ngoại đạo được thánh hoá nhờ vợ, và vợ ngoại đạo được thánh hoá nhờ người chồng có đạo. Chẳng vậy, con cái anh em sẽ làm ô uế, trong khi thật ra chúng là thánh. Nếu người ngoại đạo muốn bỏ người kia thì cứ bỏ; trong trường hợp đó, chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc: Thiên Chúa đã kêu gọi anh em sống bình an với nhau! Chị là vợ, biết đâu chị chẳng cứu được chồng? Hay anh là chồng, biết đâu anh chẳng cứu được vợ?" (1Cr 7,12-16) .

V. GIÁO HUẤN CỦA HUẤN QUYỀN
Đại đa số các giáo phụ ủng hộ lập trường tuyệt đối bất khả phân ly của hôn nhân. Tuy thế, cũng có một số vị đã bênh vực trường hợp ngoại trừ cho một số trường hợp nan giải. Họ thường xuyên trưng dẫn đoạn văn của Mat-thê-ô 5,32, để ủng hộ cho quan điểm và lập trường của họ.
Thái độ của Huấn Quyền đã được đặc điểm hoá bằng những xác tín không lay chuyển rằng: sự ràng buộc hôn nhân Công Giáo ngang qua bí tích, thì không thể tháo cởi, nó mang tính chất bất khả phân ly. Giáo huấn của các Đức Giáo Hoàng và của Công Đồng chung thì kiên vững và hầu như đồng tâm nhất trí: việc tái hôn hay lập gia đình lại, sau khi đã ly dị là điều không thể được, và không thể chấp nhận, ngoại trừ trong trường hợp đã được tiêu hôn (Annulment), nghĩa là Giáo Hội, qua toà án Hôn Nhân Công Giáo, xác nhận hôn nhân đầu tiên của họ không thành sự.
[8] Giáo Hội Công Giáo hằng lên tiếng bảo vệ sự tuyệt đối bất khả phân ly của hôn nhân, ngay cả khi phải trả một giá rất đắt. Một ví dụ điển hình nổi bật là thái độ khẳng định của hàng phẩm trật thuộc Giáo Hội Công Giáo La Mã đối với vua Henry VIII của Anh quốc, người đã gây nên cuộc ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã và thành lập Anh Giáo, bởi vì Đức Giáo Hoàng thời bấy giờ đã khước từ thỉnh nguyện thư của ngài nhằm để xin phép giải hôn phối đầu tiên, và cho phép ngài được kết hôn một lần nữa.
Giáo thuyết về việc bất khả phân ly trong hôn nhân Công Giáo được công bố một cách rõ rệt, tỏ tường bởi Công Đồng Trentô. Nhưng có một điểm đáng chú ý là các nghị phụ đã chủ tâm tránh né việc lên án cách thực hành của các Giáo Hội Đông Phương liên quan đến việc ly dị. Theo các giáo hội này thì quan điểm của họ cho rằng: hiệu lực của bí tích hôn phối không có giá trị suốt cả cuộc đời, đối với người phối ngẫu đầu tiên. Tuy vậy, hôn nhân thứ hai chỉ là việc bất đặng đừng phải chấp nhận và cho phép đón nhận Bí tích Hôn phối.
Công Đồng Va-ti-ca-nô II công bố việc bất khả phân ly của hôn nhân, mặc dầu có một số nghị phụ đề nghị cho phép ly dị trong một vài trường hợp nan giải. Sau đây, tôi xin phép trích dẫn một đoạn trong Hiến chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium et Spes), số 48, liên quan đến việc bất khả phân ly trong đời sống hôn nhân.
"Như thế, bởi một hành vi nhân linh, trong đó, hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau nhờ sự an bài của Thiên Chúa, phát sinh một định chế vững chắc có giá trị trước mặt xã hội nữa. Vì ích lợi của lứa đôi, của con cái và của xã hội, nên sợi dây liên kết thánh thiện này không lệ thuộc sở thích của con người. Chính Thiên Chúa là Đấng tác tạo hôn nhân, phú bẩm những lợi ích và mục tiêu khác… Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi họ kết hợp với nhau bất khả phân ly."

Bộ Giáo luật cũng đã diễn giải một cách chi tiết hơn, liên quan đến Bí tích Hôn Nhân Công Giáo, một khi đã được thành sự trọn vẹn bởi hành vi quan hệ vợ chồng, qua việc giao hợp, thì không thể tháo cởi do quyền lực con người, hoặc bất cứ điều gì ngoài sự chết. (x. Sách Giáo luật, số 1141). Tuy nhiên, nếu như Bí tích Hôn nhân chưa thành sự trọn vẹn thì điều ấy có thể cởi tháo, nếu có lý do chính đáng (x. Sách Giáo Luật, số 1142). Thêm vào đó, việc kết hôn hợp pháp giữa những người chưa chịu phép Rửa Tội, tuy rằng hôn nhân ấy đã thành sự trọn vẹn, thì điều ấy vẫn có thể cởi tháo nhằm ủng hộ đức tin theo đặc ân của thánh Phao-lô (x. Sách Giáo Luật, số 1143). Đặc ân này được dựa trên đoạn thánh thư gửi cho tín hữu Côrintô (1Cr 7, 12-16).

VI. NHỮNG LÝ DO CƠ BẢN NHẰM PHẢN ĐỐI VIỆC LY DỊ
Bản văn của Công Đồng Va-ti-ca-nô II liệt kê ba lý do chính nhằm phản đối việc ly dị gồm có: 1) Lợi ích của lứa đôi, 2) của con cái và 3) của xã hội (x. Hiến chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, số 48). Lý do thứ tư có tính cách thần học, được rút ra từ vai trò của bí tích trong hôn nhân Công Giáo.

1) Ly dị bị phản đối vì lợi ích của đôi vợ chồng.
Việc ly dị sẽ đánh mất đi cái ý nghĩa và mục đích của sự tự hiến của hai người cho nhau và lòng trung tín trong tình yêu. Người chồng và người vợ không thể tận hiến cho nhau một cách trọn vẹn, khi mà trong đầu óc của họ vẫn lấp ló một ý nghĩ, là mối dây liên hệ mật thiết ràng buộc trong tình nghĩa vợ chồng vẫn có thể bị tan vỡ. Xét về phương diện tâm lý thì tự bản chất tình yêu của con người đã qui hướng về bạn đường trăm năm. Mục đích của việc bảo vệ và giúp đỡ chăm sóc lẫn nhau là một điều tối cần thiết, nhất là trong khi gặp hoàn cảnh khó khăn, điều này chỉ có thể đảm bảo trong bậc sống hôn nhân khi quan hệ vợ chồng là một quan hệ vĩnh viễn. Quả vậy, tình yêu chân thật trong đời sống hôn nhân không thể giới hạn trong một khoảng khắc nào đó. Nghĩa là hôm nay thì tôi yêu em, nhưng ngày mai thì không còn nữa.
Việc khẳng định rằng mối dây ràng buộc trong đời sống hôn nhân là bất khả phân ly tạo nên một thế lực rất mạnh, nhằm để bảo vệ lợi ích tình yêu vợ chồng và lòng trung thành. Nó mang lại một động lực rất mạnh, hầu giúp cho đôi vợ chồng chấp nhận, chịu đựng những khuyết điểm của nhau trong kiên nhẫn và bảo tồn sự hiệp nhất cũng như hoà thuận với nhau. "Nếu định chế hôn nhân và gia đình không có một nền tảng vững chắc, thì xã hội sẽ trở nên nghèo nàn, và điều đó đã làm mất đi cái nét yêu kiều của bộ mặt con người. Con người sẽ trở nên cô lập, tính toán so đo với nhau và những mối liên hệ giữa con người với nhau chẳng qua là để vụ lợi. Nó còn làm cho sự đoàn kết mỗi ngày một rạn nứt lớn hơn." Qủa thật chí lý khi nói rằng: "Dấu ấn của tình yêu chân thật là lòng trung thành."

2. Sự phân ly trong hôn nhân gây tác hại cho trẻ em.
Một khi mà mối dây liên hệ ràng buộc trong đời sống hôn nhân bị lỏng lẻo, thì con cái bị tước đoạt đi tình cảm của bố hoặc mẹ nó hay cả hai, và điều ấy hiển nhiên ảnh hưởng đến sự tự tin của chúng, việc học hành và gây nên sự bất ổn trong tâm hồn. Sự mất mát đối với trẻ em thì không thể bồi hoàn lại được.
"Có thể nói không ai chịu nhiều đau khổ hơn các em khi ba mẹ chúng ly dị. Các em là nạn nhân chính trong các cuộc ly dị. Thật vậy, các em là của hy sinh cho sự yếu hèn của cha mẹ. Ly dị được cảm nhận bởi các em như là một sự khước từ của cha mẹ đối với chúng ." (xem "Love Is For Life" - Lá thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan (1985) .
Thông thường thì các em sẽ gặp phải nhiều vấn nạn và khó khăn khi chúng phải trải qua cuộc ly dị của ba mẹ. Một cha ghẻ hay dì ghẻ không thể nào có thể thay thế cho một người cha hay người mẹ của các em, mặc dầu có rất nhiều những cha mẹ ghẻ đã làm hết sức của họ. Một em khi phải sống với cha hay mẹ ghẻ của mình thì khả năng bị đối xử tàn tệ có thể diễn ra thường xuyên hơn khi em ấy sống với cha mẹ ruột của mình.
[9]
Lợi ích của con cái ít khi được sử dụng để coi đó như một sự ép buộc cha mẹ không được phép ly dị, nhưng ngược lại, nó dùng để đấu tranh cho sự bền vững của mái ấm gia đình.

3) Lợi ích của xã hội đòi hỏi gia đình phải bền vững.
Chỉ có phương cách ấy thì việc giáo dục lành mạnh cho các thế hệ trẻ có thể được bảo đảm; và sự tương thân, tương trợ đoàn kết lẫn nhau trong cùng một cộng đoàn mới được bảo vệ và nâng đỡ. Chính quyền không những chỉ có trách nhiệm và bổn phận giải thể những cuộc hôn nhân bị trục trặc, nhưng họ còn phải có trách nhiệm cung cấp những dịch vụ tư vấn về phương diện gia đình hầu giúp đỡ việc hoà giải và tái lập những hôn nhân đã bị đổ vỡ.

4) Lý luận sau cùng là một lý luận mang tính chất thần học.
Điều này được xây dựng trên nền tảng của Bí tích Hôn nhân Công Giáo, bởi nó chỉ được áp dụng cho Ki-tô hữu mà thôi. Đức Giê-su Ki-tô gợi lại cho những kẻ đi theo Ngài, việc nhân nhượng cho phép người Do-thái rẫy vợ theo luật của Mô-sê; và trong thư gởi cho giáo đoàn Côrintô (1Cr 7,12-16), thánh Phaolô cũng đã nhân nhượng cho phép họ được ly dị chỉ trong trường hợp hôn nhân không Công Giáo (nghĩa là giữa hai người chưa chịu phép Thanh Tẩy). Ngược lại hôn nhân Công Giáo, một khi đã thành sự và trở nên bí tích thì không thể giải được.
Chúng ta thấy Bí tích Hôn nhân Công Giáo cũng được nhắc đến trong thư của thánh Phao-lô gửi cho giáo đoàn Ephêsô (Ep 5, 21-33). Bản văn này đã so sánh giữa hôn nhân Ki-tô giáo và sự hiệp nhất của Đức Ki-tô với Giáo Hội, như đã nhắc tới ở phần trên "Hôn nhân Ki-tô giáo là dấu chỉ hữu hiệu, là Bí tích của Giao Ước giữa Đức Ki-tô và Hội Thánh" (x. GLCG, số 1617).
Thánh Phao-lô còn nói thêm: "Người làm chồng hãy yêu thương vợ như Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh, và hiến mình vì Hội Thánh … Còn những người làm vợ thì hãy tùng phục chồng mình, như Hội Thánh tùng phục Chúa Ki-tô". Nhưng chúng ta cần ghi nhớ điều này: là chúng ta đang sử dụng phương pháp loại suy, để so sánh, do vậy điều ấy có thể trở thành quá khắc khe, khi chúng ta đi đến một kết luận được suy ra từ một giao ước siêu việt có tính cách vĩnh cửu, tuyệt đối giữa Đức Ki-tô và Hội Thánh (Hội Thánh được ví như nàng dâu, chỉ là một cách nói bóng bẩy, đầy tính chất ẩn dụ; và những phần tử cá nhân của Hội Thánh thì đã luôn luôn không trung thành với giao ước), rồi đặt nó ngang hàng với vĩnh viễn và tuyệt đối của giao ước hôn nhân, điều này xét cho kỹ thì nó rất khác biệt, một trật tự không chắc chắn. Theodore Mackin, S.J. trong tác phẩm rất nổi tiếng: Divorce and Remarriage, (Ly Dị và Tái Hôn) (1984), trang 530-537, đã đưa ra một nhận xét như sau: Điểm then chốt trong việc so sánh (bằng phương pháp loại suy của thánh Phao-lô trong Eph 5,21-33) giữa Chúa Ki-tô và Hội Thánh, chính là tình yêu tự hiến và niềm tin tưởng, điều ấy cùng lúc cũng có hiệu lực phát sinh và gây sống động cho sự liên hệ mật thiết giữa vợ chồng với nhau, chứ không có ý ám chỉ đến việc bất khả phân ly của hôn nhân. Để có một chứng cớ rõ rệt nhằm đi đến kết luận về việc bất khả phân ly của hôn nhân qua Bí tích Hôn Phối, chúng ta cần phải có thêm những lý chứng khác nữa. Nói vắn gọn, chúng ta không thể chỉ nại đến mối liên hệ mật thiết giữa Chúa Ki-tô và Hội Thánh để đưa ra một hệ luận cho việc cấm không được ly dị.
Để kết luận, vì hôn nhân tượng trưng cho một mối liên hệ hết sức mật thiết giữa người nam và người nữ và được nối kết trong việc sinh sản và giáo dục con cái, cho nên hôn nhân mang tính cách hợp nhất và vĩnh viễn. Thêm vào đó, ngay từ giây phút ban đầu, vợ chồng phải mang một trách nhiệm lớn lao và có bổn phận phải gìn giữ, bảo vệ và làm cho đời sống hôn nhân càng ngày càng thắm thiết, kết hợp chặt chẽ hơn. Họ có trọng trách không để cho hôn nhân của mình bị tan vỡ và chết đi. Đây là điều cầm buộc riêng cho những ai đã đi vào đời sống hôn nhân, vì đó là bí tích, là dấu chỉ cho trần gian, và bằng cuộc sống tốt đẹp lứa đôi của họ, họ chiếu giải khuôn mặt và tình yêu của Đức Ki-tô cũng như lòng tín trung của Ngài đối với Hội Thánh.

Linh Mục Trần Mạnh Hùng C.SsR., S.T.D

[1] . Xem bản tin gởi đi từ Ottawa, “Same-Sex Marriage: Not in Kids' Interest,” do Zenit News phổ biến ngày 21.05.2005.
[2] . Xem “Marriage As a Public Good,” Princeton, New Jersey, 25.02.2006.

[3] . Xem Phạm Hồng Lam, "Gia đình ta, gia đình tây và vấn đề hội nhập," Trong Tập San Định Hướng, số 28, mùa thu 2001, trang 29 - 39, đặc biệt là trang 33.

[4] . Thể theo như quan niệm của Thánh Augustinô. Tuy nhiên, đến thời Công Đồng Vaticanô II, thì quan niệm ấy đã được thay đổi. Công Đồng Vaticanô II đã nhấn mạnh đến tình yêu, trong khi không chỉ lưu ý đến khía cạnh pháp lý của hôn nhân, nhưng đã đề cao phương diện nhân vị. Nên, bây giờ ta phải nói rằng hôn nhân là để vợ chồng yêu nhau và tự hiến cho nhau, nhờ đó mà sinh sản con cái, vì chính tình yêu vợ chồng cũng như hôn nhân đều hướng về việc sinh sản. Giữa tình yêu vợ chồng và việc sinh sản con cái không có sự mâu thuẫn gì cả, trái lại nếu bỏ một trong hai, sẽ không thể hiểu điều kia được. Xem Công Đồng Vaticanô II về đời sống gia đình trong Hiến chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Này, số 48, "Gaudium et Spes., 48".

[5] . Xem Zenith International News Agent đăng ngày 3 tháng 11 năm 2001 trong bài "Europe and Australia, Family Life Is Fraying: Divorce and Falling Tax Breaks Are Taking Their Toll."

[6] . Xem Bernard Haring, C.Ss.R., No way out? - Pastoral Care of the Divorced and Remarriaged. (England: St Paul Publications, 1989), tr. 67.

[7] . Chúa Giêsu phán: "Các anh em hãy nên hoàn thiện như Cha trên anh em trên trời là Đấng hòan thiện." (Mt 5, 48). Lẽ dĩ nhiên, con người với thân xác phàm hèn, không thể nào có thể đạt tới sự hòan thiện như T.C. Cho nên, lời mời gọi này của Chúa Giêsu, theo các nhà chú giải Kinh Thánh, thì họ cho rằng đây là một lời khuyên hơn là một mệnh lệnh.

[8] . Xem Geoffrey Robinson, J.D., Marriage Divorce and Nullity: A Guide to the Annulment Process in the Catholic Church. (Melbourne: Colin Dove, 1989).

[9] . Theo thống kê của một tờ báo Mỹ, News Week, phát hành ngày12 tháng 3 năm 1989, trang 27