Trang

2.6.12

THÁNG KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

THÁNG KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU (Thánh Tâm Chúa Giêsu và người Công giáo) KATHRYN JEAN LOPEZ Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu có thể chỉ là một lễ trong tháng Sáu, nhưng đời sống Kitô giáo không đúng nếu không cử hành hằng ngày – một sự tận hiến mới, một sự kết hiệp với Chúa, và phát triển thành tình yêu cụ thể. Lm Thomas Williams viết trong cuốn A Heart Like His: Meditations on the Sacred Heart of Jesus (Trái tim như Ngài: Suy niệm về Thánh Tâm Chúa Giêsu), NXB Circle Press: “Nhận biết Chúa Giêsu Kitô còn hơn là biết Ngài sống khi nào và ở đâu, hoặc Ngài nói gì và làm gì. Nghĩa là biết Ngài một cách thân mật hơn bằng cách đi sâu vào Thánh Tâm Ngài. Việc nhận biết Ngài giúp chúng ta yêu mến Ngài, bước vào tình bằng hữu với Ngài, và khiến chúng ta noi gương Ngài. Nhưng bắt chước Chúa Giêsu Jesus nghĩa là làm như Chúa đã làm, là cho phép Chúa Thánh Thần biến trái tim chúng ta giống trái tim Chúa hơn”. Sách của Lm Thomas được giới thiệu là “sách bài tập” của tháng Sáu. Mới đây tôi nói với Lm Thomas: “Cha giải thích thế nào về các cách sùng kính này? Hôn kính và quỳ trước thánh tích các thánh thì sao? Thánh Tâm Chúa Giêsu khác với xương sọ của thánh nữ Agnes ở Piazza Navona tại Rôma?” Từ “thánh tích” theo nghĩa đen là “vật còn lại”. Thánh tích có thể là một phần cơ thể, thậm chí là quần áo của vị thánh đó đã sử dụng, để nhắc nhớ điều thánh nhân đã làm. Tuy nhiên, cũng quan trọng như thánh tích, Thánh Tâm Chúa Giêsu là điều khác, không là “vật còn lại”. Đó là trái tim thực sự bằng máu thịt vẫn đập nhịp vì mỗi chúng ta. Đó là biểu tượng tính nhân đạo và yêu thương của Ngài, tình yêu không lý thuyết suông hoặc tình toán, nhưng hiện hữu và trắc ẩn. Làm sao đi vào sâu trong Thánh Tâm Chúa Giêsu? Chúa Giêsu không như Julius Caesar hoặc Napoleon hoặc Churchill. Ngài còn hơn là nhân vật lịch sử mà chúng ta biết qua sách báo. Ngày nay Ngài vẫn sống, có thể tiếp cận mà không nhân vật lịc sử nào như vậy. Vì Ngài có thật, hiện hữu và hoạt động trong cuộc đời chúng ta, chúng ta có cơ hội biết Ngài theo cách mà chúng ta không thể biết ai khác. Ngài sẵn sàng với chúng ta. Ngài mạc khải trái tim Ngài cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta nhận biết Ngài. Thế nên, chẳng hạn khi chúng ta đọc Phúc âm, chúng ta không chỉ đọc những từ ngữ vô hồn. Ngài nói riêng với mỗi chúng ta, vì Lời Ngài hằng sống. Muốn nhận biết Ngài, chúng ta phải dành thời gian cho Ngài, trò chuyện với Ngài, mở rộng cuộc đời mình đối với Ngài. “Chúa Giêsu sẽ làm gì?” hay “Tôi sẽ làm gì nếu tôi là Chúa Giêsu?” Đó là sự cám dỗ thường tình đối với chúng ta về Chúa Giêsu. Chúng ta “tái tạo” Ngài theo hình ảnh của chúng ta thay vì để Ngài tái tạo trái tim chúng ta theo hình ảnh Ngài. Thế nên đối với nhiều người, “làm điều Chúa Giêsu làm” nghĩa là làm thích nghi “quyền của Chúa Giêsu” vì quyết định và cách chọn lựa của Ngài. Chúng ta nói: “Tôi nghĩ Chúa Giêsu không làm vậy” mà không có nền tảng thực tế khác với trức giác của chúng ta. Để vượt qua điều này, chúng ta cần khiêm nhường từ tâm khảm. Chúng ta cần xin Chúa Giêsu gởi Chúa Thánh Thần đến dạy dỗ chúng ta. Chúng ta cần học hỏi cách sống của Ngài, Lời Ngài, và hành động của Ngài. Chúng ta phải ngoan ngoãn mở lòng trí để Ngài có thể dạy chúng ta và tái tạo chúng ta. May thay, chúng ta có sự hướng dẫn chắc chắn của giáo hội theo nỗ lực của Ngài, điều này giải thoát chúng ta khỏi tính chủ quan mà chúng ta dễ mắc phải. Nếu chúng ta hiểu Chúa Giêsu và giáo huấn của Ngài không phù hợp với những gì giáo hội dạy, chúng ta cần ngoan ngoãn thay đổi. Lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là lòn tôn sùng “thực tế” thế nào? Công giáo rất thực tế. Chính Chúa Giêsu cũng rất “tự nhiên”. Ngài chọn sinh ra nơi hang chiên lạnh giá. Ngài làm nghề mộc. Ngài làm rượu. Ngài đi bộ đường dài. Ngài lật đổ những chiếc bàn trong Đền thờ. Ngài chữa lành người mù bằng cách nhổ nước bọt xuống đất và trộn thành loại bùn bôi vào mắt người mù. Ngài biết khi người phụ nữ bị băng huyết chạm vào áo mình và có một sức mạnh xuất ra từ Ngài. Chúa Giêsu hơn hẳn thuyết duy tâm riêng tư (esoteric spiritualism) tạo thành điều cốt lõi trong tâm linh Đông phương (Eastern spirituality). Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là bí tích sâu xa – luôn luôn hòa quyện những thứ vô hình và hữu hình, vật chất và tinh thần. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu mời gọi chúng ta yêu thương ở nơi đây và ngay bây giờ, cụ thể, thực tế, như chính Chúa Giêsu đã làm. Không lý thuyết suông mà rất thực tế. Tôi là ai và được tạo thành làm gì? Mỗi chúng ta đều được tác tạo giống hình ảnh Thiên Chúa, và qua bí tích Thánh Tẩy chúng ta được trở nên người con trong Chúa Con. Chúng ta được nên giống Chúa Giêsu, nghĩ như Chúa Giêsu, hành đông như Chúa Giêsu. Ngài hoàn hảo, điều mà mỗi chúng ta nên mơ ước. Nhưng chúng ta được mời gọi nên giống Ngài không là cải trang bề ngoài, như cải trang vui lễ hội Halloween, nhưng là thay đổi từ bên trong. Chúng ta được kêu gọi để Ngài tái tạo trái tim chúng ta nên giống Thánh Tâm Ngài. Tại sao Thánh Tâm Chúa Giêsu cực kỳ quan trọng? Trái tim biểu hiện con người ở mức sâu xa nhất và chân thật nhất. Thánh Tâm Chúa Giêsu thể hiện tình yêu nồng nàn đối với Chúa Cha và mỗi chúng ta. Thánh Tâm Chúa Giêsu thể hiện các quy luật, sự nhận thức, khát vọng, quyết tâm, lòng trắc ẩn, sự dịu hiền. Thánh Tâm Chúa Giêsu là động lực khiến chúng ta hành động và làm cho chúng ta là chính mình. Thánh Tâm Chúa Giêsu liên quan Mẫu Tâm Vô Nhiễm thế nào? Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn ở cùng nhau. Không thể có Chúa Giêsu mà thiếu Đức Mẹ, cũng như bạn không thể có Chúa Giêsu mà thiếu Giáo hội. Mẹ Maria dẫn chúng ta tới Chúa Giêsu, nhưng Chúa Giêsu cũng vui thích khi chúng ta sùng kính Mẹ của Ngài. Chúa Giêsu nói với thánh Gioan: “Này là Mẹ của anh” (Ga 19:27). Đức Mẹ là tặng phẩm của Chúa Giêsu trao cho chúng ta từ trên Thánh giá. Mẫu Tâm Đức Maria phản ánh Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trái tim các Ngài hòa chung một nhịp đập: với sự tuân phục Thánh Ý Chúa Cha, lòng thương xót tội nhân, lòng ước muốn cho Nước Cha trị đến. Đây là lý do Giáo hội trao cho chúng ta hai lễ trọng này: lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và lễ Mẫu Tâm Vô Nhiễm (Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ). Hai lòng sùng kính này có quan trọng đối với các linh mục? Các linh mục được mời gọi một cách đặc biệt để noi gương Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm. Giáo dân có quyền hy vọng các linh mục cố gắng chân thành và thực sự phản ánh Chúa Kitô, cả về sự tốt lành và chân thật. Các linh mục không hoàn hảo và luôn được mời gọi hoán cải, nhưng vẫn có trách nhiệm đặc biệt. Đây là điều không thể nếu không nhờ sự cầu nguyện liên lỉ của giáo dân cho linh mục. Để lớn lên trong đức tin và đức ái, chúng ta cần cảm nghiệm tình yêu của Chúa Kitô. Chúng ta cần hiểu tình yêu ấy, cảm nhận tình yêu ấy, nắm bắt tình yêu ấy, quy phục tình yêu ấy, đắm mình vào trong tình yêu ấy. Chỉ có sự trải nghiệm tình yêu mạnh mẽ về việc được chính Thiên Chúa yêu thương vô điều kiện thì mới khả dĩ làm chúng ta yêu mến Ngài và yêu thương tha nhân như chúng ta mong ước. Bằng cách nào? Các thánh – bắt đầu với thánh sử Gioan – luôn dạy chúng ta rằng chúng ta chỉ có thể yêu thương khi chúng ta cảm nghiệm mình được yêu thương. Chỉ nhờ cảm nghiệm tình yêu mãnh liệt Ngài dành cho chúng ta thì chúng ta mới có thể yêu mến Ngài và yêu thương tha nhân. Tình yêu không là thứ chúng ta “chế tạo” trong chính mình hoặc là kết quả của sức mạnh của ý chí thuần túy. Như thánh Phaolô nói, đó là tình yêu của chính Thiên Chúa đã tuôn đổ vào chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần (x. Rm 5:5). Trước khi đó là điều chọn lựa thì tình yêu đã là tặng phẩm của Thiên Chúa. Chất liệu thánh Dĩ nhiên. Nhưng trong mắt Thiên Chúa, mỗi chúng ta đều là thánh nhân đang hình thành. Khi Thiên Chúa đoái nhìn ching1 ta, Ngài thấy chúng ta là các thánh mà Ngài đã tác tạo, vì tất cả chúng ta đều được kêu gọi nên thánh. Đó là mục đích chúng ta được tạo dựng. You Thiên Chúa luôn nói sự thật nhưng Ngài không mất thời gian tranh luận với người ta về nhu cầu phải là đúng. Ngài chỉ quan tâm làm điều tốt và hoàn tất sứ vụ được giao phó. Điều tốt nào là sự thật nếu người ta không biết đó là đúng? Có một điều là sự thật và giúp người ta nắm bắt. Có điều khác đang được tranh luận và cố gắng chứng tỏ chúng ta đúng. Chúa Giêsu nói rằng Ngài đến thế gian để làm chứng cho sự thật và “ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Tôi” (Ga 18:37). Ngài muốn mọi người tin và trở nên hoàn toàn chân thật, nhưng Ngài cũng không ép ai làm vậy. Ngài làm cho sự thật có sẵn đối với những ai muốn. Chúa Giêsu nhận ra rằng con người chỉ chân thật khi tìm kiếm chân lý hoặc chỉ sáng suốt và tranh luận vì chân lý. Ngài không có thời gian tranh luận về chân lý. Chúa Ba Ngôi là một cuốn sách khác – cuốn sách mà có thể bạn đang “nghiên cứu”, được trao ban sự phong phú – nhưng vì bạn đã ấp ủ điều đó trong cuốn sách đó: Nếu Đức Giêsu và Thiên Chúa là một với Chúa Thánh Thần, tại sao Đức Giêsu tạo uy tín nơi Chúa Cha qua Phúc âm? Qua Phúc âm, Chúa Giêsu cho thấy rằng Ngài luôn biết mọi thứ Ngài có, là chính Ngài, đến từ Chúa Cha, Ngài vui mừng tạo uy tín nơi Chúa Cha và “làm cho Ngài thành Đền thờ” nếu bạn muốn. Ngài thích làm vinh danh Chúa Cha. Mặc dù Chúa Giêsu đồng bản thể với Chúa Cha (consubstantial with the Father), và không là thụ tạo như chúng ta, Ngài vẫn trao cho chúng ta tấm gương kỳ diệu về đức khiêm nhường: Hãy để Thiên Chúa là Đền thờ! Tại sao sự khiêm nhường và sự tự hạ lại quan trọng đối với sự phát triển tâm linh? Khiêm nhường không chỉ quan trọng mà còn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển tâm linh. Chúng ta thường là kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mình. Chúng ta tìm kiếm chính mình khi đáng lẽ phải tìm kiếm Thiên Chúa. Ý muốn của chúng ta bị bóp méo chỉ trong nháy mắt, điều chúng ta làm cho Chúa và cho tha nhân lại bất ngờ trở thành cho chính mình. Để biết chúng ta không là gì và không thể làm gì là điều khôn ngoan nhất, với điều kiện điều đó được kết hợp với việc nhận biết rằng chúng ta có thể làm được tất cả nhờ Thiên Chúa. Chúng ta nghĩ về Thiên Chúa là người cung cấp. Ở đây có một bài học: Bài học riêng biệt, có thể cho mỗi người nam và nữ? Phụ nữ thường nghĩ về đàn ông là “nhà cung cấp”, và đàn ông thường nghĩ mình phải vậy. Có thể là không thực tế? Thánh Tâm Chúa Giêsu có cách “chấn chỉnh” sự hỗn độn trong mối quan hệ giữa hai phái sau nhiều thập niên làm ngơ tông thư Sự Sống Con Người (Humanae Vitae)? Chắc chắn đàn ông và phụ nữ quan hệ với Chúa Giêsu khác nhau, đây là điều tốt và thích hợp. Thiên Chúa muốn mỗi chúng ta yêu mến Ngài như chính mình, chứ không như người khác. Mỗi người phải yêu bằng tình chất (temperament) mà Ngài đã nhận, bằng phẩm chất và thiên phú đặc biệt, bằng tất cả kinh nghiệm đau thương và kỳ diệu. Thực sự con người đôi khi khó nhận biết sự lệ thuộc tuyệt đối (absolute dependence) vào Thiên Chúa, nhưng sự kiêu ngạo chi phối tất cả chúng ta, và làm chúng ta muốn là tạo hóa của chính mình (our own creators), trách nhiệm thuộc về chính chúng ta. Đó không là đường lối của Thiên Chúa! Chúa Giêsu khao khát thế nào, cần mọi thứ thế nào? Đó là điều mầu nhiệm để chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa đã cần chúng ta và Chúa Giêsu thực sự “khao khát” chúng ta. Chúa Giêsu khao khát yêu thương. Nhưng Ngài khao khát tình yêu của chúng ta để tình yêu của Ngài khả dĩ làm chúng ta đầy tràn hoàn toàn. Tình yêu của chúng ta không lấp đầy điều thiếu ở nơi Chúa Giêsu, nhưng mở ra cho chúng ta sự kết hiệp viên mãn mà Ngài muốn đối với chúng ta. Một tâm hồn có thể khôn ngoan thế nào? Bạn có thể nhớ lại rằng sách Các Vua quyển I tường thuật cách Thiên Chúa hỏi vua Solomon món quà nào mà ông thích khi khởi đầu triều đại, và vua Solomon đã xin ơn khôn ngoan. Thiên Chúa vui mừng với lời cầu xin này và nói: “Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi, chẳng một ai sánh bằng, và sau ngươi, cũng chẳng có ai bì kịp” (1 V 3:12). Khôn ngoan ám chỉ sự nhận thức thấu đáo về những gì thực sự là vấn đề và và khả năng phát hiện điều gì quan trọng để theo đuổi. Người khờ dại chú trọng quá nhiều về điều không đáng giá và lãng phí, còn người khôn ngoan tìm kiếm kho tàng thực sự và vĩnh cửu. Đối thoại hòa bình thường đem lại bình an cho tâm hồn, phản chiến (antiwar) bảo vệ nhân dân. Bình an đích thực trong Đức Kitô là gì? Điều đó có nghĩa gì khi gọi Chúa Giêsu là Hoàng Tử Hòa Bình (Prince of Peace)? Hòa bình thực sự mà Chúa Giêsu đem lại là hòa giải với Thiên Chúa (reconciliation with God). Ngài đem đến Thiên Chúa và quy tụ con người. Nơi Ngài, Ngài trở thành nhịp cầu nối kết Thiên Chúa với con người, đồng thời qua cuộc khổ nạn và sự chết của Ngài, Ngài triệt tiêu sự cừu địch khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa. Tất cả mọi thứ bình an – dù là bình an tâm hồn, bình an trong nhân dân hoặc bình an giữa các quốc gia – đều là kết quả của sự bình an nền tảng này. Sự hỗn loạn và chia cách vì tội lỗi, Chúa Giêsu đã “đại tu” và chữa lành. Tại sao đưa Che Guevara vào sách? Người ta thích nghĩ Chúa Giêsu là nhà cách mạng (revolutionary). Họ nghĩ Ngài là là người chống “hệ thống”, chống chính quyền, và biến Chúa thành “con người”. Tôi cố gắng chứng tỏ rằng khuôn mẫu này không bế tắc. Ngày nay không được ưa chuộng như “đức vâng lời”, khuôn mẫu này hình thành điều cốt lõi của việc Chúa Giêsu đáp lại Chúa Cha. Ngài yêu mến Chúa Cha và hoàn tất Thánh Ý trong mọi sự. Nhưng đức vâng lời của Ngài là vâng lời vì yêu thương của một người con, không vâng lời vì bị ép buộc hoặc miễn cưỡng như một nô lệ. Chúng ta không thể nên giống Chúa Giêsu nếu chúng ta làm theo ý riêng mình. Điều gì quan trọng nhất về Thánh Tâm Chúa Giêsu khi viết sách này? Khi tôi viết sách này, tôi nhận thấy rõ ràng rằng Chúa Giêsu là giếng nước không bao giờ cạn khô. Hằng ngày chúng ta có thể biết những điều mới lạ về Ngài, những điều ngạc nhiên và kỳ diệu. Chúng ta không bao giờ khánh kiệt sự phong phú của tính chất Ngài, và tình yêu Ngài dành cho chúng ta luôn luôn mới lạ và tốt đẹp. Điều này làm tôi nhận ra tại sao chúng ta không bao giờ chán ở trên Trời. Chúa Giêsu không bao giờ cũ hoặc lỗi thời. Mỗi ngày sống với Ngài là một khám phá mới và và là một bước tiến mới trong tình yêu vĩnh hằng của Ngài.
Thom. Aq. TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

11.1.12

Vietnamese New Year



VietnameseCatholic Community
VANCOUVER, WA


Will be celebrated

Vietnamese New Year
Year of the Dragon


2:00PM Sunday 29 January 2012
At St. James Church
212 W 12th Street, Vancouver, WA 98660

Please join with us to enjoy:
·Ancestral Memorial Rite,
·Dragon dance,
·The children lucky money,
·Food
·Cultural activities

27.5.11

LỊCH SỬ NGÀY CỦA CHA

Ngày của Cha xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1910, được khởi xướng bởi Sonora Smart tại Spokane, Washington. Ngày của Cha được xem là ngày dành cho con cái bày tỏ, thể hiện sự kính trọng, yêu thương của mình đối với cha của mình.

Ý tưởng tổ chức Ngày của Cha bất chợt đến với Sonora khi cô đang nghe một bài giảng về Ngày của Mẹ vào năm 1909. Sau khi mẹ cô mất, Sonora cùng với các anh chị em do một tay cha cô – ông William Jackson Smart – nuôi nấng, dạy dỗ. Sonora muốn nói với cha rằng ông quan trọng và ý nghĩa với cô biết dường nào. Cha của cô sinh vào tháng 6, vì thế cô đã chọn tổ chức ngày của cha lần đầu tiên tại Spokane, Washington vào ngày 19 tháng 6 năm 1910.

Vào năm 1972, Tổng Thống Mỹ Richard Nixon đã quyết định chọn ngày Chúa Nhật thứ 3 của tháng 6 chính thức là Quốc Lễ dành riêng cho những người Cha. Như thế, Ngày của Cha đã được hình thành từ ký ức và lòng biết ơn của một người con gái luôn tin rằng cha của cô và tất cả những người cha khác đều xứng đáng được tôn vinh vào một ngày thật đặc biệt.

Như thường lệ, Ngày của Cha năm nay cũng sẽ được tổ chức vào ngày Chúa Nhật thứ ba của tháng 6 – tức ngày 19 tháng 6 năm 2011. Vào ngày này, mọi người thường tự làm thiệp gửi những lời yêu thương, những lời chúc tốt đẹp nhất đến cha mình hoặc mua hoa, mua quà tặng cho cha.

6.5.11

Lịch Sử Ngày Của Mẹ - The Mother’s Day


Cách đây hàng chục thế kỷ, người ta đã thờ Mẹ của các vị Thần. Chẳng hạn, cổ Hy Lạp có thờ Rhea, mẹ của vị các Thần. Cổ La Mã thờ Cybele, vị nữ thần của tạo vật. Ngày lễ kéo dài ba ngày từ 15/3 đến 18/3. Tuy nhiên ngày lễ đó không mang ý nghĩa giống với ý nghĩa như Ngày Của Mẹ hiện nay. Chỉ có ngày “Mothering Sunday” (Ngày Mẹ Sanh) hay “Mid-Lent-Sunday”, cử hành vào ngày Chủ Nhật thứ tư ở Anh Quốc là có ý nghĩa khá tương tự như Ngày Của Mẹ hiện nay.
*
Ở Hoa Kỳ, hàng năm cứ đến ngày Chủ Nhật của tuần lễ thứ nhì trong Tháng Năm, toàn quốc cử hành lễ Ngày Của Mẹ - Mother’s Day để vinh danh Ðời Làm Mẹ (Motherhood), một cuộc đời biểu hiện của lòng hy sinh và tận tụy suốt đời người mẹ cho con. Thi sĩ Hoa Kỳ Edgar Allan Poe (1809- 1849) viết cho mẹ ông bốn câu thơ như sau:

To My Mother
Because I feel that in the Heavens above
The angles whispering to one anther
Can find among their burning terms of love
None so devotional as that of Mother
Dịch là:
Kính Mẹ
Con đang cảm thấy Cõi Trên
Thiên thần thầm kiếm dâng lên nhiều từ
Yêu nào nồng cháy vô tư
Suốt đời tận tụy bằng từ Mẹ đây
(Hải bằng.HDB)
*
Ai đã đứng ra đấu tranh cho ngày Của Mẹ được công nhận?

Câu chuyện về một vị hiền mẫu sắp tóm trình đây không phải là một huyền thoại. Bà ta tên là Ann Reeves Jarvis sinh năm 1833 và mất năm 1905, thọ 72 tuổi. Bà Jarvis lúc 12 tuổi theo cha định cư tại West Virginia. Cha bà là Linh Mục Josiah W. Reeves.
Năm 17 tuổi, bà lập gia đình với ông Granville E. Jarvis và họ có với nhau 11 người con, nhưng chỉ còn sống được 4 cháu. Có lẽ nỗi đau khổ quá lớn lao vì mất mát 7 người con khiến bà quyết tâm lăn xả vào công tác từ thiện xã hội nhằm giúp nâng cao điều kiện vệ sinh lúc đó còn quá thấp kém đã khiến cho số tử vong ở trẻ thơ tăng rất cao.
Tới 26 tuổi, bà bắt đầu kêu gọi tất cả các bà mẹ ở Webster, Philippi, Pruntytown, Fetterman, và Grafton hội tại các nhà thờ địa phương để tổ chức thành những câu lạc bộ lấy tên là Mothers Day Work Clubs (Câu Lạc Bộ Nhật Hành của Các Bà Mẹ). Bà kêu gọi anh của bà là Bác Sĩ James Edmund Reeves và B.S. Amos Payne ở Pruntytown làm cố vấn và thuyết trình viên cho các câu lạc bộ của bà. Câu Lạc Bộ hướng dẫn các bà mẹ cách chăm sóc những gia đình mắc bịnh lao phổi; cung cấp thuốc men cho người nghèo, và sữa cho trẻ em đã được khám bịnh.
Năm 1961, e rằng Cuộc Nội Chiến Mỹ Châu (1861- 1865) bùng nổ sẽ làm tê liệt các hoạt động của Câu Lạc Bộ Nhật Hành, bà Jarvis kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp để các hội viên cùng thỏa thuận rằng dù chính kiến là Nam hay Bắc, họ vẫn duy trì tình hữu nghị (friendship) và thiện chí (good will) với nhau trong và sau cuộc chiến.
Khi bịnh sốt thương hàn (typhoid fever) và bịnh đậu mùa (measles) lan tràn trong quân lính, bà Jarvis và các Câu Lạc Bộ của bà được kêu gọi giúp đỡ, bà trả lời: “Quý vị sẽ có sự giúp đỡ. ... Các hội viên chúng tôi sẽ không có sự đối sử sai trái nào. Chúng tôi bao gồm cả sắc phục Xanh (Bắc) và sắc phục Xám (Nam).” Do đó, các Câu Lạc Bộ Nhật Hành đã nhận được những tưởng lục cao quý nhất của các hai phe Nam và Bắc.
Sau Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (1861 – 1865) để làm nhẹ những nỗi va chạm hậu chiến, một lần nữa, bà Jarvis lại được chính quyền kêu gọi giúp đỡ. Bà tập họp những hội viên tại Tòa Án Pruntytown, và đặt kế hoạch tổ chức Ngày “Mothers Friendship Day” tức Ngày Hữu Nghị Của Các Bà Mẹ tại Pruntytown có mời tất cả binh sĩ Quân Phục Xám hay Xanh và gia đình tới dự.
Một khối lượng người rất lớn đã tới tham dự. Khi chương trình bắt đầu, bà Jarvis xuất hiện trong y phục xám với một bà khác trong y phục xanh. Hai em bé gái trong tuổi mười cùng với ban nhạc trổi lên kêu gọi mọi người tập họp. Bà Jarvis trình bày mục đích của Ngày Hữu Nghị Các Bà Mẹ và yêu cầu ban nhạc hướng dẫn tất cả cùng ca bài “Way Down South in Dixies” (bài dân ca nhạc Jaz rất được ưa chuộng thời đó). Bà mặc y phục Xanh (tượng trưng Miền Bắc) kế đó yêu cầu ban nhạc hướng dẫn bà và khán giả hát bản quốc ca “The Star-Spangled Banner”. Tiếp đó là tiếng hoan hô và tiếng cười. Hai em bé gái cầm tay của bà Jarvis và của bà y phục Xanh yêu cầu họ bắt tay và ôm hôn nhau. Rồi hai bà kêu gọi mọi người cùng làm như vậy trong khi ban nhạc chơi bản “Should Auld Acquaintance Be Forgot” – Xin Hãy Quên Ði Chuyện Ngày Xửa Ngày Xưa - được lược dịch như sau:

Ngày xưa quên đi hãy nên, ngày xưa, hãy cùng đồng lòng quên hết
Hãy nên quên đi ngày xưa để tâm trí mình hoàn toàn thảnh thơi
Có nên quên đi ngày xưa? Ngày xưa có nên đồng lòng quên hết?
Hãy nên quên đi ngày xưa hàm bao nỗi buồn ngày xửa, ngày xưa

Bài này đã được biết tới tại nước ta từ trước 1945 với bài ca có tên là “Au Revoir” tức là “Tạm Biệt” thường được các em hướng đạo hát. Lời của bài “Tạm Biệt” ngày trước không còn nhớ trọn vẹn. Bây giờ xin đặt lời mới như sau:

Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau giã từ, lòng càng lưu luyến
Nắm tay ta hãy cùng nhau hòa ca hát bài tạm biệt từ đây
Trước khi chia tay rời xa, cầm tay chúc nhau mọi điều như ý
Chúc nhau gia quyến bình an và mong có ngày lại được gặp nhau

Vào lúc bài “Xin Hãy Quên Ði Chuyện Ngày Xửa Ngày Xưa” kết thúc, hầu như mọi người đều khóc và bắt tay nhau.
Ngoài công việc với Câu Lạc Bộ Nhật Hành, bà Jarvis còn hoạt động tích cực cho nhà thờ. Trong hơn một phần tư thế kỷ, bà dạy các trẻ em học và đã nhìn thấy chúng trưởng thành và lại tiếp tục đem các con của họ đến lớp học của bà. Bà không những là một giáo chức ngoại hạng mà còn là diễn giả tài ba. Nhiều lần bà giảng thuyết trong các nhà thờ có thính giả rất đông về các đề tài như “Giá Trị của Văn Học là Nguồn Gốc của Văn Hóa và Tinh Hoa” (The Value of Literature as a Source of Culture and Refinement) , “Sự Quan Trọng của Những Trung Tâm Giải Trí có Giám Sát cho Học Trò Nam và Nữ” (Importance of Supervised Recreational Centres for Boys and Girls), và “Những Bà Mẹ Vĩ Ðại của Kinh Thánh” (The Great Mothers of The Bible).

Bà Jarvis qua đời vào ngày 9 Tháng 5, 1905, thọ 72 tuổi, và được chôn cất tại West Laurel Hill Cemetery ở Philadelphia. Vào ngày bà an nghĩ, chuông của Andrews Methodist Episcopal Church ở Grafton đổ 72 hồi để tưởng niệm bà.
Năm 1907, vào ngày giỗ mẹ lần thứ nhì, cô con gái của bà Jarvis là Anna Jarvis thuyết phục nhà thờ của mẹ cô cử hành Ngày Của Mẹ vào Chủ Nhật thứ nhì của Tháng Năm và cô khởi sự vận động cho Ngày Của Mẹ được nhìn nhận trên toàn quốc. Sáu năm sau, năm 1914, Tổng Thống Woodrow Wilson tuyên bố Chủ Nhật thứ nhì trong Tháng Năm là Ngày Của Mẹ trên toàn nước Mỹ.
Ngày nay, trên thế giới nhiều nước nhìn nhận ngày Của Mẹ như Anh, Pháp, Thụy Ðiển, Ðan Mạch, Ấn Ðộ, Trung Hoa, và Mexico, ngày lễ kéo dài tới hai ngày. Hoa biểu tượng cho Ngày Của Mẹ là hoa cẩm chướng (carnation): cẩm chướng màu hồng dành cho người nếu mẹ còn sống; cẩm chướng màu trắng dành cho người con nếu mẹ đã qua đời. Nhiều người Việt hải ngoại ngày nay cũng ăn mừng Ngày Của Mẹ. Con cái mua quà tặng Mẹ và đưa mẹ đi ăn tiệm.
*


Từ Mẹ Phát Sinh Từ Ðâu
Khởi đầu cũng mẫu tự “mờ” (M) tạo nên

Công đức của bà Javis thật xứng đáng được ca ngợi. Nỗ lực của con gái của bà tranh đấu cho Ngày Của Mẹ được toàn quốc nhìn nhận là một nỗ lực đầy ý nghĩa. Lòng thương con thể hiện tình thương của Thượng Ðế đối với con người. Bởi vậy từ “mẹ” rất là thiêng liêng tạo một cảm giác hạnh phúc kỳ diệu nơi con người được xưng là “mẹ” và nơi con người cất tiếng gọi “mẹ”. Song, từ “Mẹ” thiêng liêng ấy đã phát sinh từ đâu? Xin quý độc giả nghe bài thơ sau đây diễn tả một ý niệm về từ “Mẹ”:

Một ngày kia ...
Trời, đất đã hoàn thành
Muôn cỏ cây
Hoa lá lộng trời xanh ...

Ðại dương mênh mông
Bình nguyên hiền hòa
Mẹ sinh ra ...
Từ những ý niệm thăng hoa
Mẹ sinh ra ...
Hiện thân của Lộng Lẫy, Bao La
Mẹ sinh ra
Của tận tụy, hiền từ
Mẹ sinh ra
Thiên thần mở hoan ca

Mẹ sinh con
Sứ mạng của Trời ban
Mẹ sinh con
Bích ngọc ý thiên đàng
Và cũng từ những bụi đục trần gian ...
Con lớn lên trong tiếng ru của mẹ
Trong vòng tay che chở của cha
Con vươn lên trong sóng gió của đời

Con có thể quên
Con quên tất cả
Nhưng không thể
Không nhớ mãi những lời ...
Mẹ ru con ạ ời ơi ...
Mẹ đã yêu con suốt cuộc đời
Con thương, con nhớ mãi, Mẹ ơi!
(Hải Bằng.HDB)

Bà Mẹ Việt đầu tiên trong lịch sử Việt là ai?

Lịch sử nhân loại bắt nguồn từ những truyền thuyết. Truyền thuyết thường chứa những huyền thoại có tính triết lý. Ngưới Nhật tự cho mình là con cháu của Thái Dương Thần Nữ. Người Mẹ của giống nòi Việt là Mẹ Âu Cơ xuất phát từ triết thuyết của Vòng Thái Cực âm dương giải thích sự xuất hiện của giống nòi Lạc Hồng: Mẹ thuộc dòng Tiên tên là Âu Cơ và Cha thuộc dòng Rồng tên là Lạc Long Quân. Tiên là biểu tượng của Vẻ Ðẹp tuyệt trần, Nhân Ái vô cùng, và Dịu Hiền hết sức. Rồng là biểu tượng của Uy Dũng vô song, Tự Do vô hạn, và Sáng Tạo không ngừng.
Mẹ Việt Âu Cơ sinh được 100 con trai. Một nửa theo cha xuống biển. Một nửa theo mẹ lên núi. Cả hai cùng hẹn ước với nhau rằng: hễ khi nào có nguy cơ thì báo cho nhau biết để cứu ứng. Từ đó nẩy nở dòng giống gọi là Bách Việt.
Từ thời đại các Vua Hùng dựng nước cách đây trên 4000 năm, có không biết bao nhiêu bà mẹ Việt đã sản sinh những vị hào kiệt, anh hùng, liệt nữ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Ký Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyển Huệ, Bùi Thị Xuân, Ðoàn Thị Ðiểm, Bà Tú Xương, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Bắc, Công Chúa Huyền Trân, v.v.

Thừa hưởng những đặc điểm “Tiên” của Mẹ Âu Cơ, nói chung lớn các bà mẹ Việt có nét đẹp, tính hiền, và tình yêu rất thánh thiện không thể tả hết được. Tuy nhiên, tâm phải có tu tập, thì sự thánh thiện mới sáng tỏ.
Người mẹ mang nặng, để đau, tận tụy chăm sóc con từ lúc mới lọt lòng và lo lắng cho con cho tới khi nhắm mắt. Xã hội có những nhân vật tài giỏi phần lớn cũng là nhờ có các bà mẹ hiền. Những ai có hạnh phúc sống bên mẹ hay đã làm mẹ sẽ thấy nhạc sĩ Y Vân nói về một số những công lao của mẹ qua bài “Lòng Mẹ” thật là tuyệt vời như sau đây:




Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào
Lời ru êm ái như đồng lúa chiều rì rào
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu

Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu
Tình mẹ âu yếm như làn gió đùa mặt hồ
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ

Thương con thao thức bao đêm trường
Con đà yên giấc, mẹ hiền vui sướng xiết bao
Thương con khuya sớm bao tháng ngày
Lặn lội gieo neo, nuôi con đến ngày lớn khôn

Dù cho mưa gió không quản tháng ngày mẹ hiền
Một sương, hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền
Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm
Tiếng ru êm đềm, mẹ hiền năm tháng triền miên

Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thơ
Một tình thương mến như là tiếng đàn, lời ca
Ngày đêm, sớm, tối, khuyên nhủ bao lời mặn mà
Khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa

Thương con mẹ hát câu êm đềm
Ru lòng thơ ấu, quản gì khi thức trắng đêm
Bao năm nước mắt như suối nguồn
Chảy vào tim con, mái tóc trót đành đẫm sương

Dù cho ai vắng trên đường sớm chiều về đâu
Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu
Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mà
Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu

Hình ảnh của các bà mẹ Việt hôm nay thế nào?

Hình ảnh của các bà mẹ Việt hôm nay, không còn là “một nắng hai sương”, không còn là “áo rách sờn vai”, và có lẽ cũng không còn có “những tiếng ru êm đềm” nữa. Người mẹ hôm nay văn minh hơn, đời sống vật chất đầy đủ hơn nhiều, nhưng ít có đủ thì giờ để chăm chút cho con, do đó tình cảm giữa mẹ con cũng không còn đậm đà như thuở trước tuy lòng thương con vẫn không hề phai giảm. Chính điều này làm cho lòng nhiều người mẹ kém an vui. Ðây là một trong những hình ảnh của các bà mẹ thời nay trong bài “Người Mẹ Hôm Nay”:

Mẹ dậy khi con còn ngủ say
Trăng đêm chênh chếch có ai hay?
Mẹ thầm sửa soạn: khi con dậy
Có sẵn cơm ngon đủ suốt ngày

Rồi mẹ rời nhà trời chửa sáng
Ðường xa, xe phóng lướt như bay
Sương đêm đọng giọt mờ khung kiếng?
Mẹ tưởng lệ nhòa, mắt mẹ cay

Bao năm quên sống nuôi con dại
Cho được nên người không kém ai
Muốn con đầy đủ, con ăn học
Ðời con là đời mẹ nối dài

Thôi hãy ngủ ngoan và mộng đẹp
Ước đời con sự học đi lên
Làm tia sáng rọi đường cho mẹ
Mát lòng nghe người nói con hiền
*
Nhưng do đâu, các bà mẹ Việt có được tấm lòng tận tụy cho con như vây?

Có hai nguyên do căn bản. Trước hết là do từ ý Trời dành cho người nữ thiên chức làm mẹ: Trời đã gài đặt trong tâm hồn người nữ tấm lòng thương yêu tuyệt đối dành cho con còn hơn cả cho chồng nữa. Hầu như không có một người nữ nào không cảm thấy tràn ngập hạnh phúc khi thấy mình trở thành người mẹ. Thật vậy:

Con ra đời từ Nguồn Yêu của mẹ
Con chào đời nối Mạch Sống của cha
Nụ hôn đầu, cha nhẹ hôn trán bé
Vòng tay bồng, khóe mắt mẹ long lanh
Phút thiêng liêng: Sự Sống đã hoàn thành
Con tiếp nối cuộc tồn sanh bất diệt
(Hải Bằng.HDB)

Kế đến là do từ ý của con người: người mẹ phải tu tâm và thực hành những giá trị đạo đức làm người đặt trên nền tảng của chữ Thiện như thương người (ấy là Nhân), biết ơn (ấy là Nghĩa), tôn trọng (ấy là Lễ), biết phân biệt phải trái (ấy là Trí), và giữ lời hứa (ấy là Tín). Ðó chính là ý nghĩa của câu:

Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
(Nguyễn Du: Kiều)
Các bà mẹ Việt đều ít nhiều thấm nhuần lẽ Phúc Họa của Ðạo Trời, đạo của người Việt từ ngàn xưa:

Sư rằng phúc họa Ðạo Trời
Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra
(Nguyễn Du: Kiều, câu 2655- 56)

Thêm vào là đạo tu thân của Khổng Giáo và đạo tu tâm của Phật Giáo nên lòng thương con hết sức thâm sâu. Bà mẹ nào cũng sẵn sàng hy sinh hết mình cho sự sống của con như trường hợp của bà Nguyễn Thị Nga ở Tân An Hội, Củ Chi, sau 1975: bà ta đã, trong 8 năm liền, lên thành phố Saigòn bán máu mỗi tháng 2 lần để có tiền mua thuốc cho con và tất nhiên chính bà ta cuối cùng cũng ngã bịnh. Nhưng ước muốn chung của các bà mẹ vẫn là con cái được đến trường học cho có tương lai sán lạn hơn bởi vì các bà mẹ nhận chân rằng “để của lại cho con không bằng để lại chữ nghĩa.” Ở Việt Nam hiện nay, số học sinh bỏ học ngày một gia tăng gấp bội khiến rất nhiều bà mẹ hết sức đau lòng.

Quan niệm của người xưa đối xử với mẹ như thế nào?

Mạnh Tử (Trung Hoa) viết:
Người con có hiếu thờ cha mẹ: lúc ở thì tôn kính rất mực; khi nuôi thì vui vẻ hết mực; khi bịnh thì lo lắng hết mực; khi mệt thì xót thương hết mực; khi tế thì nghiêm trang hết mực. Cho nên không yêu cha mẹ mà yêu người ngoài là trái đức; không kính cha mẹ mà kính người ngoài là trái lẽ.

Thiên Khúc Lễ có viết:
Hễ làm con thì khi đi phải cho cha mẹ biết; lúc về phải cho cha mẹ hay; chơi phải có chỗ; tập phải có nghiệp; nói năng chớ bảo mình già.

Ðức Khổng nói:
Tuổi của cha mẹ không thể không biết. Biết để mà mừng; biết để còn lo.

Tăng Tử nói:
Cha mẹ yêu thì mừng mà không quên ơn; cha mẹ ghét thì buồn mà không oán; cha mẹ có sai trái thì can mà không làm phật ý.

Thái Công nói:
Mình hiếu với cha mẹ, con mình sẽ hiếu với mình. Còn mình không hiếu, hỏi sao con hiếu được? Hiếu thuận lại sinh con hiếu thuận; ngỗ nghịch lại sinh con ngỗ nghịch. Chẳng tin, hãy xem nước mái nhà: giọt trước nhỏ sao, giọt sau nhỏ vậy.

Ca dao:
Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.

21.12.09

The Church of Nativity


Hang Đá Bê Lem - Nhà Thờ Giáng Sinh
Grotto of Bethlehem - The Church of Nativity


Tọa lạc cách thành phố Jerusalem 8 km về hướng Nam, nhà thờ Giáng Sinh ở Bêlem là một trong những nhà thờ cổ nhất trên thế giới có sinh hoạt liên tục từ lúc xây dựng vào thế kỷ thứ tư đến nay.

Nhà thờ được xây cất ngay trên hang đá Bê lem. Chứng cứ đầu tiên về hang Bê lem được tìm thấy trong quyển sách của ông Justin Martyr viết vào khoảng năm 160.
Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh.

Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nỗi dậy Samaritan.

Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay.

Khi Bê lem bị người Ba Tư xâm chiếm vào năm 614, viên chỉ huy Shahrbaraz đã không ra lệnh tiêu hủy nhà thờ này vì nhìn thấy hình ba vị Vua phương Đông với trang phục của dân Ba Tư.

Trong các lần chiến tranh với Hồi giáo, nhà thờ đã ngụy trang bằng cách làm cổng vào nhỏ lại và mặt tiền không có vẽ là nhà thờ. Đó là lý do tại sao ngày nay nhà thờ Giáng Sinh không có chút gì uy nghi cao cả.

Có lẽ nhờ thế, nhà thờ Giáng Sinh đã giữ được tinh thần đơn sơ khó nghèo như lúc Chúa sinh ra cách nay 2000 năm!

15.12.09

Nguồn gốc bản nhạc Silent Night

Đêm thánh vô cùng

"Silent night" đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm.

Bài hát này vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường hoành tráng ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Silent Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ...

Câu chuyện bắt đầu từ 11-12-1792, tại Salzburg , Áo. Cậu bé Joseph Mohr sinh ra trong gia đình một thợ đan nghèo, cha bỏ đi. Đến ở với bà ngoại nghèo khổ túng thiếu, mỗi khi đói rét, Joseph thường lang thang đâu đó để quên đi. Chính những lần cuốc bộ đó đã làm thay đổi cuộc đời cậu và cả cách thức chào đón Noel trên thế giới.

Một lần, Joseph ghé vào một nhà thờ trong làng và gặp ông Johann Hiernle, người chỉ huy dàn hợp xướng. Joseph bắt đầu tham gia sinh hoạt cộng đồng. Nhận thấy tài năng thơ ca, âm nhạc của Joseph, khi cậu đủ tuổi, Hiernle cho cậu vào học tại một trÆ°ờng ngữ văn nổi tiếng tại Kremsmnster. Rồi Joseph tốt nghiệp trường dòng, được phong linh mục khi vừa 23 tuổi. Về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp, Joseph sáng tác rất nhiều bài thơ. Xúc cảm từ một mùa Noel tuyết trắng phủ không khí yên ắng của đất trời trong một buổi sáng nọ,

Joseph ngồi xuống chiếc bàn gỗ và viết một mạch bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!).

Rồi Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm bị hỏng. Không thể để ngày Noel thiếu lễ nhạc, cha Joseph nảy ra ý định cho ca đoàn hát cùng với tiếng đệm guitar. Thời gian cấp bách, ông nhớ lại bài thơ ngắn “Stille Nacht! Heilige Nacht!” và đ » nghị Franz Gruber (người chơi đàn cho nhà thờ) lo phần nhạc, Joseph đệm guitar và hát giọng nam cao, Franz hát giọng trầm và cứ sau mỗi đoạn thì ca đoàn của nhà thờ sẽ hòa chung phần điệp khúc. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng... Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng…. Một Noel thật đáng nhớ.

Sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và trong suốt 7 năm sau đó Silent Night đã chẳng bao giờ được cất lên.

Tình cờ một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, quyết định đưa bài hát mới vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser đã đưa Silent Night vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho Đức vua Frederick William đệ IV của nước Phổ, quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel.

Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York . Năm 1863, Silent Night được Jane Campbell và John Young dịch sang tiếng Anh…

Silent Night vẫn được cho là của các thiên tài âm nhạc như Haydn, Mozart, Beethoven. Mãi đến 1995, cuộc tranh luận mới chấm dứt khi người ta tìm lại được bản viết tay của Joseph Mohr. Ngay trên góc trên bên phải của bài nhạc, Joseph viết “Soạn nhạc: Fr. Xav. Gruber”.
(BT góp nhặt)

BÀI HÁT "SILENT NIGHT"

Năm 1817 cha Joseph Mohr, lúc đó mới 25 tuổi, được bổ nhiệm làm linh mục phụ tá tại nhà thờ Thánh Nicholas ở miền Oberndorf nước Áo. Cậu Mohr ngay từ lúc thiếu thời đã say mê âm nhạc, đã được đặt phụ trách âm nhạc tại một nhà thờ nhỏ; có lúc cậu đã sáng tác thơ và đặt lời cho các bài ca trong các nghi lễ đặc biệt tại giáo đường. Khi trở thành linh mục cha Mohr làm việc không biết mệt mỏi trong các công tác từ thiện phục vụ thanh thiếu niên con các gia đình nghèo khó trong vùng.

Mùa đông năm 1818 cha Mohr đang tận lực sửa soạn cho xong thánh lễ giáng sinh, một nghi lễ mà cha đã hoạch định trước cả tháng. Mọi thứ đều đã xong xuôi, từ bài hát cho đến bài giảng. Nhưng lúc cha dọn dẹp thánh đường mới khám phá ra một trở ngại tưởng không thể khắc phục được: đó là chiếc phong cầm của nhà thờ bị hư. Nóng lòng, cha lui cui hàng giờ đánh vật với hàng phím, bàn đạp của chiếc đàn, có lúc bò cả ra phía sau để mong tìm ra chỗ hư hỏng. Bất chấp cả mọi khó nhọc của cha, chiếc đàn vẫn nằm ỳ ra không lên tiếng, im lặng chẳng khác cái im ắng của một đêm đông giá lạnh.

Nhận thấy không thể làm gì hơn được, vị linh mục ngừng lại và cầu nguyện. Cha cầu xin Chúa cho cha có một giải pháp nào để đem được âm nhạc đến với giáo dân trong một ngày lễ có ý nghĩa nhất trong năm. Có lẽ cha đã tìm được đáp ứng cho lời cầu nguyện của cha phát sinh từ những sự việc xảy ra cách đấy gần cả hai năm.

Năm 1816, lúc phục vụ tại một thánh đường tại Mariapfarr, cha Mohr đã viết một bài thơ Giáng sinh. Bài thơ gồm 6 khổ, cha cảm hứng sáng tác trên đuờng đi bộ từ nhà ông nội đến nhà thờ. Tuy có cho vài người bạn bè xem bài thơ, nhưng cha chưa bao giờ nghĩ đến chuyện phổ biến hoặc có ý nghĩ đem ra phổ nhạc. Khi được đổi đến xứ đạo Oberndorf, cha mang theo bài thơ cùng với số vật dụng ít ỏi của cha.
Tìm lại bài thơ “Still Nacht! Heilige Nacht!” trên bàn viết, cha đọc lại lúc này hai năm sau ngày sáng tác. Từ trước đến nay, những vần thơ đó dường như không mấy quan trọng với cha, nhưng lúc này đọc lại, cha thấy dường như Chúa đã cho cha một tia sáng hy vọng. Bỏ bài thơ vào túi áo cha vội vã ra khỏi nhà. Chỉ còn mấy giờ nữa là thánh lễ nửa đêm bắt đầu, vị linh mục băng qua những đường phố đầy tuyết phủ.

Cũng vào buổi chiều hôm đó, Franz Gruber, người giáo viên làng 31 tuổi đang co ro trong căn phòng nhỏ bên cạnh trường học. Mặc dầu đã theo học phong cầm với giáo sư nổi tiếng Georg Hardobler, Gruber cũng chỉ chơi đàn cho nhà thờ St. Nicholas nhỏ bé. Đang miên man với mấy nốt nhạc trên chiếc đàn thì ông ngạc nhiên nghe tiếng gõ cửa và thấy cha Morh bước vào. Ông nghĩ thầm giờ này thì cha đáng lẽ phải ở nhà thờ sửa soạn làm lễ, giờ đâu rảnh mà dạo quanh thăm viếng bạn bè.

Sau câu chúc mừng giáng sinh vội vã, vị linh mục hối hả kéo ông giáo làng tới chiếc bàn nhỏ trong phòng và ra dấu bảo ngồi cạnh mình. Bằng giọng nói rõ ràng là nản chí, cha kể cho ông nghe nỗi khó khăn trước mặt. Sau khi bảo Gruber rằng chiếc đàn không thể sửa được, cha liền đem bài thơ ra và nói:

- Franz, anh xem có thể viết nhạc cho bài thơ này để ca đoàn hát được không? Không có đàn thì ta chơi guitar vậy.

Rồi vị linh mục đưa mắt nhìn đồng hồ trên bàn, nói thêm: Không còn nhiều giờ nữa đâu.

Đọc kỹ bài thơ, Gruber gật dầu. Ánh mắt và nụ cười của ông chứng tỏ ông chấp nhận thử thách đó. Tin tưởng là Chúa đã sắp đặt mọi sự, cha Mohr vội vã băng qua những đường phố ngập tuyết trở về nhà thờ, bỏ lại Gruber một mình ngồi đó với bao nhiêu ý tưởng, trước một chiếc đồng hồ đang tích tắc kêu và một lời cầu mong xin tìm ra hứng khởi.

Mấy tiếng đồng hồ sau hai người gặp nhau tại nhà thờ. Trong ngôi thánh đường có ánh đèn tỏa sáng, Gruber đưa cho vị linh mục coi bản nhạc của mình. Linh mục chấp thuận, dùng đàn guitar gảy lên những nốt nhạc rồi vội vã chuyển cho ca đoàn đang chờ đợi tập dượt. Công trình tưởng chừng phải mất cả tuần lễ thì nay chỉ cần mấy tiếng đồng hồ là xong. Không có nhiều thời giờ tập dượt, cha Mohr và Gruber chỉ dạy được cho ca đoàn phần hòa âm bốn giọng của mỗi hai câu thơ cuối.

Trong thánh lễ nửa đêm, cha Mohr và Gruber đứng trước bàn thờ giới thiệu bản nhạc nhỏ bé và giản dị của hai người. Họ đâu ngờ rằng “Still Nacht! Heilige Nacht!” không chỉ sẽ được nhớ tới vào ngày Giáng sinh năm sau trong ngôi làng bé nhỏ của họ mà còn được ca hát khắp thế giới gần hai trăm năm sau nữa.

Mấy tuần lễ sau ngày tết dương lịch, anh chàng Karl Mauracher chuyên chế tạo và sửa đàn phong cầm ngụ tại vùng thung lũng Ziller, đến nhà thờ St. Nicholas để sửa đàn cho cha Mohr. Trong lúc anh chàng lui cui sửa chữa, cha Mohr đem câu chuyện cha đã dùng đàn guitar để chơi một bản nhạc phổ bài thơ cũ để cứu vãn đêm giáng sinh vừa qua. Cha hát cho anh chàng này nghe bản nhạc đó, tin tưởng là Chúa đã nghe lời cha nguyện cầu. Thích thú vì bản nhạc, anh chàng Karl lấy giấy ghi xuống bài ca và học thuộc lòng các nốt nhạc. Những năm sau, theo với nghề nghiệp phải đi đây đi đó, anh giới thiệu bản nhạc này với nhiều đô thị và thánh đường.

Vào thế kỷ 19, ở nước Áo và nước Đức có nhiều nhạc sĩ du ca. Mỗi nhóm du ca thường gồm các thành viên trong cùng một gia đình thường không chỉ hành nghề ca hát mà còn làm những việc chuyên biệt khác để có tiền chi dụng trong lúc di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Năm 1832, nhóm du ca thuộc gia đình Stasser xuất hiện tại một cộng đồng nhỏ nơi anh chàng Mauracher đang ráp đặt một chiếc phong cầm. Trong thời gian ở đó, nhóm du ca này học được bài “Still Nacht!”. Mấy tuần sau, tại một buổi trình diễn tại Leipzig, nhóm du ca này trình bày bản “Still Natch!” trước một đám thính giả rất đông đến coi hội chợ. Nhận thấy bản nhạc này mang một sứ điệp tinh thần sâu xa, hoàng đế nước Áo William IV truyền cho ca đoàn nhà thờ chính tòa của ông ca bản nhạc này trong nghi lễ giáng sinh hàng năm. Một phần cũng vì lòng ưu ái đó của nhà vua mà nhạc bản này lan tràn ra khắp miền đông Âu rồi tràn qua Anh quốc.

Tháng 12 năm 1839 một nhóm du ca khác thuộc gia đình Rainer tới Nữu Ước. Một phần chương trình của họ là trình bày bản “Still Natch!” bằng Anh ngữ (Silent Night!) trước một cử tọa rất đông đảo tại thánh đường Chúa Ba Ngôi. Bản nhạc trở thành phổ thông và được rất nhiều ca đoàn hát trong các nhà thờ. Vào thời kỳ nội chiến ở Mỹ, bản nhạc “Silent Night” trở thành bài ca giáng sinh phổ biến nhất. Trong trận chiến giữa hai miền nam bắc, không hiếm thấy cảnh ngưng chiến 4 ngày trong dịp lễ giáng sinh, binh sĩ giữa hai miền thù nghịch cùng buông súng, tụ họp lại để dự lễ, đọc Thánh kinh, chia sẻ quà cáp, và cùng ca bài “Silent Night”.

Bài hát càng được phổ biến thì nguồn gốc càng bị phân hóa. Có nhiều lúc các nhà xuất bản gán cho tác giả bản nhạc này là một trong các nhạc sĩ đại tài như Bach, Beethoven hoặc Handel. Chỉ mãi tới khi Franz Gruber gửi tới các báo và các nhà xuất bản bản sao tờ phổ nhạc của mình thì nguồn gốc đích thực mới được công nhận. Mặc dầu vậy, nhiều giai thoại về lời ca của bản nhạc vẫn còn truyền tụng.
Cha Mohr qua đời trong cảnh nghèo khó vào năm 1848 trước khi được công nhận là tác giả bài thơ đuợc phổ nhạc. Cha mất nên không thể chứng minh câu chuyện, do đó mới có truyền thuyết kể rằng bài thơ đã được viết ra vội vã sau khi khám phá thấy rằng chuột đã cắn hại chiếc phong cầm chứ không phải thực ra là chiếc đàn đã quá cũ và bị hư hại vì thời tiết quá lạnh. Truyền thuyết này được nhiều người công nhận, thực ra có vẻ tiểu thuyết hơn là sự thực.

Vào cuối thập niên 1800, bản “Silent Night” đã được phiên dịch ra khoảng hơn 20 ngôn ngữ khác nhau và là nhạc bản không thể thiếu trong các lễ hội giáng sinh trên khắp thế giới. Sang đến thế kỷ 20, nhạc bản này theo với tập tục mừng giáng sinh, đã đi ra khỏi các giáo đường, nhập hội với các tập tục giáng sinh khác.

Vào năm 1905 bản nhạc Silent Night được thu âm lần đầu tiên do ban nhạc Haydn Quartet. Đó mới chỉ là khởi đầu, sau đó bản nhạc đã đuợc thâu âm cả ngàn lần do các ban nhạc khác nhau trên khắp thế giới. Tới năm 1960, Silent Night đuợc công nhận là bản nhạc được ghi âm nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc.

Mặc dầu với tính cách phổ thông như vậy, trong tâm trí nhiều người, bản Silent Night được viết ra lúc khởi đầu chỉ là một nhạc bản giản dị, một khúc ngợi ca. Được sáng tác để làm cho nghi thức giáng sinh có ý nghĩa hơn, bản nhạc cũ này vẫn còn mạnh mẽ và tươi mát như lần đầu tiên được hát lên trong ngôi thánh đường nhỏ bé nơi nước Áo xa xôi. Như một lời cầu xin được đáp ứng, Silent Night chỉ với mấy câu thơ ngắn ngủi cũng đủ mô tả được câu chuyện giáng sinh của đấng cứu thế trong máng cỏ nghèo nàn.

30.6.09

MỪNG ‘NĂM LINH MỤC’




TẠI SAO CHÚA CHỌN CON
(Linh Mục Anphong Trần Đức Phương)





Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Cha Thánh Gioan Baotixita Maria Vianney qua đời (1859-2009), vào ngày lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu (19/6/2009), Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI đã long trọng tuyên bố khai mạc NĂM LINH MỤC.



Năm Linh Mục sẽ kéo dài từ ngày 19/6/2009 đến ngày 19/6/2010, để mỗi người chúng ta có thể dành nhiều thời giờ hơn suy gẫm về sự cao trọng của Bí Tích Truyền Chức Thánh và Chức Linh Mục. Cũng là năm đặc biệt để chúng ta dâng nhiều hãm mình, hy sinh cầu nguyện xin ơn thánh hóa cho bao nhiêu linh mục đang âm thầm phục vụ Chúa và Dân Chúa cũng như toàn thể nhân loại ở khắp nơi trên thế giới. Đồng thời cũng là năm để các Linh mục cầu nguyện, suy gẫm và sống chức Linh Mục của mình trong cuộc sống bận rộn hàng ngày, trong nhiều chức vụ khác nhau mà Chúa đã trao ban. Cũng còn là năm để cổ động ơn gọi Linh Mục nơi giới trẻ.

Dù đã sống khá lâu trong cuộc đời Linh Mục, nhưng tôi vẫn luôn đặt câu hỏi “Tại Sao Chúa Chọn Con… dù con chỉ là một con người tầm thường, hèn yếu và nhiều khuyết điểm!” Đó cũng là câu hỏi có thể đặt ra với mỗi linh mục của Chúa: Tại sao Chúa đã gọi và chọn con? Cũng như tại sao Chúa đã chọn Phêrô, và các Tông Đồ, dù các Ngài cũng chỉ là những con người yếu đuối; như Phêrô đã chối Thày tới ba lần. Trong số 12 ông, lại có Giuđa bán Chúa! Tại sao Chúa chọn Phaolô, một kẻ điên cuồng chống Chúa và Giáo Hội Chúa lúc ban đầu (Công Vụ 8: 3). Tại sao Chúa đã chọn Augustinô, dù rất thông thái, nhưng lúc ban đầu là một người vô thần? Tại sao Chúa chọn Charles de Foucauld, một sĩ quan đầy tương lai trong quân đội Pháp đã ‘bỏ đạo’ và đang sống cuộc đời thác loạn? Mới đây lại chọn một đảng viên cộng sản Trung Quốc để trở nên một ‘Linh Mục chui’ với cái tên “Cha Bao”. Tại sao Chúa gọi và chọn lên chức Linh mục những người thật thông thái: những nhà bác học, khoa học, triết gia nổi danh như Gregor Mendel (1822-1844), Pierre Teihard de Chardin (1881-1955), George Lemaitre (1894-1966), Stanley L. Jaki (1924-2009), Michal Heller (1936) v.v… Trong khi cũng gọi và chọn Gioan Vianney, trí khôn rất bình thường.

Trong ‘Năm Linh Mục’, Đức Gíao Hoàng muốn chúng ta đặc biệt suy gẫm cuộc đời của cha Gioan Baotixita Maria Vianney (1786-1859) thường được gọi là Cha Sở xứ Ars (Cure d’Ars), là một Linh Mục, một Cha Xứ gương mẫu và là Bổn Mạng các Linh Mục, đặc biệt các Cha Xứ.

Cha Vianney sinh ngày 8/5/1786, trong một gia đình đạo hạnh, tại Dardilly (gần Lyon, Pháp) và lớn lên đúng vào thời kỳ Giáo Hội tại Pháp gặp những bách hại khủng khiếp do cuộc Cách Mạng Pháp (1789-1799). Cuộc Cách Mạng này khởi đầu vào lúc Vianney mới được 5 tuổi. Trong thời kỳ này, nhiều giáo sĩ và tu sĩ bị bắt đi tù đày hoặc giết chết, nhiều dòng tu, xứ đạo bị đóng cửa. Nhà thờ xứ đạo quê hương của Vianney cũng bị đóng cửa; nhưng cả gia đình vẫn kiên tâm giữ vững Đức Tin và sống đời sống đạo đức, bác ái. Khi lớn lên, Vianney có dịp gặp gỡ nhiều linh mục còn sống sót sau cuộc bách hại, và sống Đức Tin thật mạnh mẽ. Các ngài cùng chung tay xây dựng lại Giáo Hội Pháp từ những đổ nát sau cuộc Cách Mạng. Noi gương sáng của các linh mục này, Vianney cảm thấy muốn đi tu làm Linh Mục, và xin vào Chủng viện. Vì tuổi đã hơi lớn, và không được học hành nhiều, trí khôn lại hơi kém, nên Vianney đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tu học. Nhưng bù vào, Vianney có một Đức Tin mạnh mẽ và lòng đạo đức sâu xa. Cuối cùng nhờ ơn Chúa, Vianney cũng vượt qua được mọi trở ngại, khó khăn và chịu chức Linh Mục vào ngày 13/8/1815 tại Grenobe. Sau một thời gian lam phó xứ, Cha Vianney được bổ nhiệm về làm Cha sở xứ Ars (gần Lyon) từ năm 1918. Lúc đó, xứ Ars là một xứ đạo miền quê, nghèo nàn, và tinh thần đạo đức bị sút giảm vì những năm Cách Mạng Pháp. Lúc đầu, Cha Vianney cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc mục vụ cho giáo dân ở đây. Cha cố gắng dành nhiều thời giờ đi thăm viếng các gia đình, giúp đỡ các cô nhi, qủa phụ, các nguời nghèo khó trong xứ đạo. Cha cũng dành nhiều thời giờ dạy giáo lý cho trẻ em. Những thời giờ còn lại, Cha vào Nhà Thờ để cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể. Cha cũng siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ Maria qua tràng Chuỗi Mân Côi mà Cha luôn mang theo trong người hoặc trên tay. Nhờ kiên trì hãm mình , cầu nguyện và sống khiêm nhường, Cha Vianney đã biến xứ đạo này trở nên một xứ đạo nhiệt thành, sốt sáng.

Cha Vianney đã sống gần suốt cuộc đời Linh Mục ở đây và lòng đạo đức, tinh thần hy sinh cũng như sự tận tụy phục vụ giáo dân, đã làm cho danh tiếng của Cha lan tràn đến các xứ đạo lân cận, rồi đến khắp nơi trên nước Pháp và các quốc gia khác. Nhiều người từ các nơi, kể cả nhiều vị giảng thuyết nổi tiếng tại Pháp lúc đó, như Cha Henry Lacordaire, cũng đến nghe Cha Vianney giảng. Những bài giảng của Cha tuy đơn sơ, dễ hiểu, nhưng rất đạo đức, phát xuất từ đời sống nội tâm sâu xa. Cha Vianney đã sống những lời Cha giảng cho dân chúng, nên đánh động rất nhiều tâm hồn. Nhiều người đã tìm lại được Đức Tin khi nghe Cha giảng, và đến bàn việc thiêng liêng cũng như xưng tội với Cha.

Vào khoảng 10 năm cuối đời của Cha Vianney, hàng năm có tới 20 ngàn người (trong đó có cả những Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam, nữ) đến nghe Cha giảng, xưng tội, bàn việc thiêng liêng. Mỗi ngày Cha phải ngồi Tòa Giải Tội ít nhất là 12 tiếng đồng hồ, có khi 16 tiếng. Chỉ vào đêm khuya, Cha mới trở vào nhà xứ và ăn mấy củ khoai luộc sẵn, sau đó nghỉ đêm ít giờ, để rồi lại thức dậy từ sáng sớm đọc sách nguyện, suy gẫm, dâng Thánh Lễ và bắt đầu một ngày mới đầy bận rộn. Có những lần Đức Giám Mục muốn thuyên chuyển Cha, nhưng giáo dân quyết tâm xin giữ Cha lại. Chính Cha Vianney cũng đã có nhiều lần muốn rời bỏ giáo xứ để sống đời chiêm niệm; nhưng theo ý Chúa, Cha đã tiếp tục phục vụ tại đây cho đến khi được Chúa gọi về để thưởng công trên Nước Chúa vào ngày 4/8/1859. Đức Giáo Hoàng Pio XI đã suy tôn Ngài lên bậc Hiển Thánh vào năm 1925. Ngài thật là một mẫu gương Linh mục tuyệt vời, đúng là Thánh Bổn Mạng của các Linh Mục, nhất là các Linh Mục phục vụ tại các giáo xứ.

Trong năm thánh hóa các Linh Mục này, chúng ta hãy dâng nhiều hy sinh, hãm mình cầu xin Chúa Giêsu Linh Mục Thượng Phẩm đời đời, ban ơn thánh hóa, gìn giữ và nâng đỡ các Linh Mục của Chúa đang hoạt động khắp nơi trên thế giới; đặc biệt các Linh Mục đang gặp nhiều khó khăn, thử thách, đang bị tù đày tại những nơi mà Giáo Hội đang bị bách hại cách này hay cách khác.

Có nhiều “Kinh Cầu cho các Linh Mục”, và nhiều nhà thờ thường đọc vào trước giờ Thánh Lễ để xin ơn thánh hóa cho các Linh Mục. Nhiều gia đình cũng đọc vào giờ Kinh Tối. Chúng tôi xin gửi đến qúy vị một kinh sau đây:

KINH CẦU CHO CÁC LINH MỤC
Lạy Chúa Giêsu, là LINH MỤC ĐỜI ĐỜI,
Chúa đã dùng tay các vị Giám mục mà thông ban bảy ơn Thánh Thần Chúa để thánh hóa các Linh mục.
Chúa là mẫu gương độc nhất và sáng tỏ cho hàng Linh mục noi theo.
Xin in sâu người mẫu vào tâm hồn các Linh mục để các Linh mục được trở nên những vị Kitô-thứ-hai của Chúa.
Xin Chúa cho các Linh mục sống theo ánh sáng Đức Tin chỉ dẫn và bất cứ trong cảnh ngộ nào hằng tin vào quyền năng vô cùng của Chúa, biết sống nội tâm, siêng năng cầu nguyện, lấy Mình Máu Thánh Chúa và Phúc Âm làm của ăn nuôi sống hằng ngày.
Xin cho các Linh mục thật lòng mến Chúa, và yêu thương mọi người, hy sinh đời sống mình vì kẻ khác, luôn luôn nêu gương mẫu khiêm nhường, khó nghèo, hiền hòa và trong sạch, để mọi người nhìn thấy Chúa Giêsu trong các Linh mục.
Xin cho các Linh mục trìu mến và vâng phục Cha chung là Đức Giáo Hoàng, thành tâm cộng tác với Đức Giám mục là đấng kế vị các Thánh Tông Đồ, luôn luôn đoàn kết với các anh em Linh mục trong việc mở mang nước Chúa.
Xin cho các Linh mục là những chủ chăn nhiệt thành săn sóc đoàn chiên Chúa tìm kiếm những chiên thất lạc chăm nom những chiên bệnh hoạn chữa lành những chiên đau yếu nuôi dưỡng chiên trong đồng cỏ xanh tươi của Chúa.
Xin cho các Linh mục là cha chung đáng quý mến của mọi gia đình Cộng đoàn hướng dẫn giáo dân trong tình phụ tử lấy Phụng vụ và Lời Chúa làm của ăn nuôi dưỡng Cộng đoàn, để mọi người trong Cộng đoàn hăng say cộng tác xây dựng nước Chúa.
Lạy MẸ MARIA,
là Mẹ hàng giáo sĩ xin cho hàng giáo sĩ hằng yêu mến Mẹ.
Xin Mẹ nâng đỡ Linh mục khi có ai yếu đuối ủi an khi sầu khổ khuyến khích khi thua buồn, để các ngài luôn luôn phấn khởi làm tròn nghĩa vụ Linh mục.
Amen.